Cái nắng chang chang ngày Xuân không làm giảm bớt quyết tâm của các tay chèo; lẫn nỗi háo hức của hàng vạn người hâm mộ hai bên dòng Cà Ty với những cuộc đấu quyết liệt.
< Lễ hội đua thuyền trên sông.
Đến hẹn lại lên, Mùng 2 Tết năm nay (24/1), sông Cà Ty TP. Phan Thiết lại diễn ra hội đua thuyền. Đây là một trong những hoạt động thể thao lâu đời, gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần của người dân ở đây mỗi dịp Xuân về.
< Những cánh tay rám nắng, dũng mãnh; lòng quả cảm của những chàng trai xứ biển thắng lướt dòng nước xiết và cả sự mệt mỏi.
Trong không khí tưng bừng, náo nhiệt của những ngày đầu năm, hàng vạn người dân tập trung hai bên bờ sông để xem và cổ vũ cho những đội thuyền từ khắp các nơi về đây đua tài.
< Dọc hai bờ sông Cà Ty và cả ba cây cầu bắc qua sông Cà Ty rực đỏ cờ, hoa và người chen chân, hò dô vang dội cho các tay chèo. Đây không chỉ được xem là một trong những sự kiện văn hóa thể thao đặc sắc, niềm tự hào của cư dân địa phương mà còn thu hút sự mong đợi và cổ vũ nhiệt tình của đông đảo du khách đến với thành phố biển xinh đẹp.
< Từ trên cầu nhìn xuống, những chiếc thuyền đua như những mũi tên xé nước trên dòng nước trong xanh.
Từ 12h30 người dân đã đứng dày hai bên dòng Cà Ty. Tuy nhiên, do nước lên muộn hơn so với mọi năm, nên đến 13h30 phút chiều cuộc đua mới được bắt đầu.
Năm nay có 8 đội đua của 8 xã phường dự thi, gồm: Đức Thắng, Đức Nghĩa, Phú Trinh, Đức Long, Bình Hưng, Lạc Đạo, Phú Hải và Hàm Tiến. Mỗi thuyền gồm 25 vận động viên nam thi đấu hai nội dung: đua thuyền đồng hàng cự ly 500m, đua thuyền quay vòng 1700m; môn quẩy thúng có 24 VĐV và lắc thúng có 8 VĐV.
< Về đích.
Kết quả: giải nhất đua thuyền quay vòng thuộc về đội phường Hưng Long, giải nhì thuộc về đội phường Đức Nghĩa, và giải 3 thuộc về đội phường Đức Long.
< Niềm vui chiến thắng được san sẻ cho người hâm mộ và đồng đội.
Cự ly 500m đua thuyền đồng hàng giải nhất thuộc về đội phường Đức Thắng, giải nhì thuộc về đội phường Bình Hưng, và giải 3 thuộc về đội phường Đức Nghĩa.
< Môn đua thúng.
Ở môn quẩy thúng, giải nhất cá nhân thuộc về VĐV Đặng Văn Dũng (phường Tiến Thành); giải nhì VĐV Trần Văn Len (phường Hàm Tiến); giải ba VĐVNguyễn Văn Tân (phường Tiến Thành)
< Ngoài các nội dung thi chính thức lễ hội đua thuyền, khán giả được thưởng thức màn trình diễn của đội tuyển canoeing Bình Thuận và tuyển quốc gia.
Các huy chương ở nội dung bơi thúng, đều do các VĐV đến từ phường Hưng Long nắm giữ là VĐV: Đỗ Ngọc Quang, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Hữu Thành.
Bạn Hòa, sinh viên cao đẳng Ngân Hàng hồ hởi: "Mùng 2 Tết năm nào mình cũng đón xem đua thuyền. Thật tự hào khi là dân Phan Thiết, xem đua thuyền mình không chỉ cảm phục sức mạnh, sự dẻo dai mà còn ở quyết tâm giành chiến thắng của các tay chèo".
Anh Len, đội đua phường Hàm Tiến, đội tuyển đạt giải nhì nội dung quấy thúng đồng đội vui mừng kể: "Năm nay đã là năm thứ 5 mình tham gia lễ hội đua thuyền, thật vui khi cùng các đồng đội liên tục “ẵm” giải trong cuộc đua đầy ý nghĩa này".
Lễ hội đua thuyền xuất phát từ tín ngưỡng thờ Thần và thờ cá Ông của ngư dân miền biển Phan Thiết. Vì thế lễ hội mang một tính chất thiêng liêng nhất định bên cạnh hội hè vui xuân. Lễ hội được duy trì, đến nay đã bước qua tuổi 30 trở thành nét đặc trưng của người dân xứ biển.
Ngoài ra, đây còn là cái nôi sản sinh ra nhiều tài năng và gặt hái được nhiều thành công cho đội tuyển đua thuyền quốc gia. Gần đây nhất là tấm huy chương vàng, tại SEA Game 26 nội dung thuyền kayak đơn nam thuộc về VĐV Nguyễn Thành Quang HCV.
Du lịch, GO! - Theo Infornet.vn
Link to full article
ở sóc trăng cũng có 1 lễ hội đua ghe rất lớn đó chính là đua ghe ngo của người dân tộc kh'me ở sóc trăng
Trả lờiXóavietnam motorcycle tours Loop Bike Tours