Dốc Xín Cái nằm trên con đường ngoằn ngoèo đi xuống dòng nho quế rồi lai lên những đỉnh núi trùng điệp ở mảnh đất vùng sâu và xa nhất của tỉnh Hà Giang.
Xín Cái cũng là tên một xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, có vị trí:
- Bắc giáp xã Thượng Phùng.
- Đông giáp Trung Quốc, xã Sơn Vĩ.
- Nam giáp xã Cán Chủ Phìn, xã Giàng Chu Phìn.
- Tây giáp xã Giàng Chu Phìn, xã Pả Vi, xã Pảo Lủng.
Xã Xín Cái được hình thành theo quyết định số 91/QĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 1961 trên cơ sở xã Sơn Vĩ. Xín Cái có diện tích 34,77 km² với dân số năm 1999 là 3065 người, mật độ dân số đạt 88 người/km².
Dốc Xín Cái và xã cùng tên có một phần diện tích thuộc Đèo Mã Pì Lèng nằm trên đỉnh núi cao 1.500m so với mặt nước biển, với diện tích được khoanh vùng bảo vệ là 796,25ha, được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan.
Khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở nước; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Xã được chia thành thôn bản: Bờ Sông, Bản Chuối, Xín Chải, Lùng Thúng, Làng Vần Chỉ, Sả Nhé Lử, Xủa Nhà Lử, Lùng Thàng, Mờ Nắng, Páo Sảng, Cờ Lảng, Ngoài Chờ, Bản Trang, Tờ Kính, Khai Hoang II, Khai Hoang III, Tuồng Luồng, Cờ Tảng, Tìa Chờ Chứ, Xín Cái.
Đường lên Xín Cái như một khoảng thời gian ngưng đọng với những cú nhảy chạm trần xe, những khúc cua tay áo giữa một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, khiến chúng tôi ngỡ 40 km đường từ thị trấn Mèo Vạc vào tới Xín Cái dài tới 400km.
Từ thị xã Hà Giang, chúng tôi bám theo chiếc xe ca của Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang trực chỉ hướng Mèo Vạc lao tới. Sau một lúc dừng chân để nghỉ, chúng tôi lại lên đường. Lái xe vừa chỉ tay về một con đường vàng quạch vừa thông báo, xe chuẩn bị đi vào con đường khó khăn nhất của chuyến đi.
Con đường đất vàng nhỏ bắt đầu hiện lên rõ hơn. Càng đi, đường quanh co, càng gấp khúc. Bên vực thẳm, bên núi cao cứ ngoằn nghèo thử thách tay lái của người dưới xuôi.
Nỗi sợ hãi thi thoảng ám ảnh chúng tôi khi con đường cứ vắt vẻo trên vực thẳm. Phía dưới, dòng Nho Quế nước vàng đục trông nhỏ như sợi dây thừng uốn éo. Chắc đã lên cao lắm rồi. Hai tai ù đặc, đôi khi phải nuốt nước bọt nghe cho rõ. Trên đường, thỉnh thoảng bắt gặp một nhóm người dân tộc, họ ít khi đi đường chính mà thường tắt qua đường mòn giữa các quả núi để về nhà.
Chiếc xe ca đi trước chợt khựng lại. Cả đoàn ngơ ngác lo sợ con đường phía trước lở núi. Tài xế xuống xe nhìn tấm biển bằng bìa rủ như lá sen héo cắm ở giữa đường ghi chữ 'Đi lối này': đó là một con dốc dựng đứng trước mặt.
Con đường phía trước đã bị lấp tạm thời, ai muốn lên xã Xín Cái buộc phải vượt qua con dốc ni. Ở vùng này một tuần trước có mưa, mà cho đến tận hôm nay đường vẫn bùn lầy ngập lối.
Con dốc không dài quá 10m nhưng cứ chổng ngược lên. Chiếc xe ca rồ máy phóng vụt lên đỉnh. Rồi chợt khựng lại giữa dốc thở phì phò. Thêm một lần nữa lấy đà, chiếc xe phóng vụt lên đỉnh hiên ngang. Chiếc Everest của chúng tôi thận trọng bò theo, trệu trạo khi nghiến phải đám bùn nhão. Sau nhiều dốc, cua, cuối cùng chúng tôi cũng đến được với bà con và trẻ em Xín Cái.
Tại Trường PTDT bán trú THCS Xín Cái có 11 lớp học với 330 học sinh, trong đó có 315 học sinh ở nội trú.
Bước vào năm học mới, công tác chuẩn bị cho khai giảng cơ bản đã hoàn tất, trường tổ chức khai giảng vào ngày 5/9. Như bao trường vùng cao khác, khó khăn chồng chất khó khăn, khi năm học mới bắt đầu, vào năm học cơ sở vật chất, đồ dùng học tập và vật dụng dùng trong sinh hoạt cho các cháu như chăn, màn còn thiếu rất nhiều, chỗ ở của các cháu hiện cũng chưa có đủ…
Nỗi lo đóng học phí và tiền mua sách vở với các em ở đây là một gánh nặng lớn đối với gia đình. Ở đây, để duy trì đủ số học sinh đến lớp các thầy cô liên tục phải đi vận động từng gia đình, chỉ sợ các cháu nghỉ học đi làm nương. Mới đầu năm học, nhưng nỗi nhọc nhằn gánh chữ vùng cao vẫn là nỗi niềm chung của bao thầy cô cắm bản.
Những gương mặt trẻ con ngơ ngác nhận quà từ chuyến đi từ thiện của chúng tôi, các em háo hức cầm những món quà tặng như chiếc bánh, gói bim bim, những cuốn vở… mà nhiều doanh nghiệp hảo tâm gửi tặng. Số tiền nho nhỏ cùng chiếc máy vi tinh mới tinh tặng cả cho trường học để động viên đám trẻ vùng cao không bỏ học.
Đêm lửa hồng chia tay của các thầy cô, gương mặt học sinh trường Xín Cái như sáng bừng. Nồi cháo gà nóng được các thầy cô nấu chiêu đãi đoàn, những bát rượu ngô rót tràn cả ra ngoài khiến cho chúng tôi ai cũng bùi ngùi. Những người ở đây, người dân hay cán bộ, cô giáo hay biên phòng, họ luôn thiếu thốn vật chất nhưng có thừa tình cảm dành cho người dưới xuôi. Có thể những món quà chúng tôi đưa lên không lớn, nhưng sự có mặt của chúng tôi tại mảnh đất địa đầu này là nguồn động viên không nhỏ cho những người ở lại.
Rời Xín Cái, từ đỉnh đèo Mã Pì Lèng, con đèo mà các công nhân treo mình 11 tháng để mở đường, chúng tôi ngoái nhìn lại mảnh đất mình vừa ghé thăm chỉ thấy còn lại những con đường cong cong như sợi chỉ vắt vẻo qua núi. ở đó, có những tấm lòng cắm bản của thầy cô giáo, của Bộ đội Biên phòng, của Chủ tịch xã… Chúng tôi chợt nhớ lời ông: 'Trên này người già và con trẻ cần quần áo rét lắm. Cũ cũng được. Nếu được, cố gắng gửi lên giúp đỡ bà con nhé'…
Du lịch, GO!
hà giang đẹp lắm mà thương cho những con người trên đây, khổ lắm
Trả lờiXóavietnam motorcycle tours Loop Bike Tours