Tin tức và Sự kiện · Tin bài về Du lịch · Hoạt động xúc tiến · Tin ... DU LỊCH Võ cổ truyền Bình Định Đặc sản Bình Định Tour nội địa Tour quốc tế Du ...
Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012
Saigon: Hình ảnh lang thang trên đường phố Saigon (Bài 1)
Bạn là người thứ 527, 660 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world.
Xin chia sẻ với các bạn một số hình ảnh một buổi sáng vợ chồng tôi đi lang thang trên đường phố Saigon .
Saigon thời đổi mới càng ngày càng vui đối với du khách. Mỗi lần về thăm lại quê hương, tôi thấy rõ Saigon càng ngày càng khá hơn, thân thiện hơn, vui hơn.
Một buổi sáng đẹp trời mùa Giáng Sinh và năm mới 2012, khí hậu Saigon ấm áp dễ chịu, không nóng như những tháng mùa hè, vợ chồng tôi đi lang thang thăm viếng Saigon.
Những hình trong bài này, tôi chụp trong lúc đi lang thang trên đường Nguyễn Văn Cừ khu chợ Nancy cũ và đường Nguyễn Trãi từ góc Nguyễn Văn Cừ đến bên hông chợ Bến Thành.
Saigon ngày nay đông đúc xe. Dân Saigon xưa không còn bao nhiêu người. Dân Saigon ngày nay phần lớn đều mới đến từ sau năm 1975. Hơn 7 triệu người mới đã đến đây chen chúc sanh sống, làm nên người dân Saigon ngày nay.
Saigon ngày nay phát triển nhiều, đổi mới nhiều. Tuy nhiên bên cạnh sự giàu sang của một số người, số phận người lao động buôn gánh bán bưng vẫn như xưa, chưa thấy được cải thiện. Có lẽ đây là nét văn hóa của Saigon, không thể nào thay đổi được qua các thời đại?
Bài chi tiết tôi sẽ viết sau. (Sẽ bổ túc sau).
Link to full article
Đón tết ở Bạch Long Vĩ
Trên hành trình từ Hải Phòng ra đảo Bạch Long Vĩ, chuyến tàu cuối năm được gọi là chuyến “vét” mang theo đủ mọi cung bậc cảm xúc của những người ở lại với những ai theo tàu vào đất liền đón tết.
< Đảo Bạch Long Vĩ.
Năm nay, chuyến “vét” của đảo Bạch Long Vĩ được thực hiện bởi tàu HQ 634 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân, thời điểm rời đảo cũng là lúc tết đã rất cận kề, nhà nhà tất bật cho lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Đại tá Phạm Văn Sơn, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân tâm sự: “Gần như tất cả các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo đều xác định tâm thế đảo là nhà, biển là quê hương.
< Lính hải quân trên đảo trang trí cành đào, mâm ngũ quả chuẩn bị đón tết.
Nhưng mỗi độ tết về thì cảm xúc nhớ đất liền ở mỗi người lại dâng trào khó tả. Thấy tàu ra dịp tết thì vui sướng tới nghẹn lòng… nhưng lúc tiễn tàu rời đảo thì buồn và nhớ đất liền da diết”.
Tâm lý là thế nên theo Đại tá Sơn, những chuyến tàu mang quà tết có ý nghĩa rất đặc biệt. “Quà tết ra đảo năm nào cũng phải cố gắng chuẩn bị cho đầy đủ. Năm nay tàu HQ 634 mang ra đảo Bạch Long Vĩ đủ loại quà, từ thịt lợn hơi, gà, gạo, su hào, bắp cải, rau cần, nước mắm. Đặc biệt, không thể thiếu những cành đào, quất ngày tết” - đại tá Sơn cho biết.
Tiếp đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân ra tặng quà tết, đại tá Đỗ Đình Nam, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung đoàn 952 đảo Bạch Long Vĩ hồ hởi khoe: “Yến tiệc cho anh em trên đảo ngày tết thì không dám nghĩ tới nhưng những ngày tết mâm cơm nào cũng có khoanh giò, cái bánh chưng, cũng có thịt gà, hành muối…
< Hạnh phúc bình dị của Thiếu úy Phạm Văn Đông trên đảo Bạch Long Vĩ.
Còn đêm giao thừa thì tổ chức liên hoan văn nghệ tưng bừng, đầm ấm. Các đơn vị đều có thi văn nghệ, thi hái hoa dân chủ. Tuy nhiên, anh em vẫn xác định vui xuân nhưng nhiệm vụ phải là số một”.
Đại tá Nam cho biết ở đảo Bạch Long Vĩ những ngày cận tết, mỗi anh em một nhiệm vụ. Không tham gia trực chiến đấu thì tham gia tăng gia sản xuất, thu hoạch rau quả. Tham gia trang trí phòng đón giao thừa. Thậm chí trực tiếp chăn dê, nuôi bò để cải thiện bữa ăn của lính đảo.
“Nhiều người hỏi bọn em là tết có thấy nhớ nhà không, em nói thật là nhớ lắm chứ. Nhớ, không phải vì được ăn tết no đủ ở nhà, mà cái em thèm và nhớ là được nói những lời trực tiếp chúc sức khỏe ông bà, bố mẹ khi thêm tuổi già… Nhưng với người lính thì kỷ luật và nhiệm vụ là trên hết” - anh lính trẻ Trần Văn Đương, quê huyện Giao Thủy (Nam Định) chia sẻ.
< Chiến sĩ trên đảo Bạch Long Vĩ thu hoạch rau quả chuẩn bị đón tết.
Theo Trung tá Đặng Khắc Lương, Phó đồn trưởng quân sự Đồn Biên phòng đảo Bạch Long Vĩ, tết năm nay tiêu chuẩn ăn tết của người lính biên phòng trên đảo đã khá hơn.
“Trong bốn ngày tết, tiêu chuẩn bữa ăn của chiến sĩ được tăng thêm 100.000 đồng/người/ngày. Còn nhiệm vụ thì vẫn phải sẵn sàng, khi cần thiết là phải tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển như ngày thường” - Trung tá Lương nói.
Du lịch, GO! - Theo TTO, internet
Link to full article
< Đảo Bạch Long Vĩ.
Năm nay, chuyến “vét” của đảo Bạch Long Vĩ được thực hiện bởi tàu HQ 634 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân, thời điểm rời đảo cũng là lúc tết đã rất cận kề, nhà nhà tất bật cho lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Đại tá Phạm Văn Sơn, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân tâm sự: “Gần như tất cả các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo đều xác định tâm thế đảo là nhà, biển là quê hương.
< Lính hải quân trên đảo trang trí cành đào, mâm ngũ quả chuẩn bị đón tết.
Nhưng mỗi độ tết về thì cảm xúc nhớ đất liền ở mỗi người lại dâng trào khó tả. Thấy tàu ra dịp tết thì vui sướng tới nghẹn lòng… nhưng lúc tiễn tàu rời đảo thì buồn và nhớ đất liền da diết”.
Tâm lý là thế nên theo Đại tá Sơn, những chuyến tàu mang quà tết có ý nghĩa rất đặc biệt. “Quà tết ra đảo năm nào cũng phải cố gắng chuẩn bị cho đầy đủ. Năm nay tàu HQ 634 mang ra đảo Bạch Long Vĩ đủ loại quà, từ thịt lợn hơi, gà, gạo, su hào, bắp cải, rau cần, nước mắm. Đặc biệt, không thể thiếu những cành đào, quất ngày tết” - đại tá Sơn cho biết.
Tiếp đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân ra tặng quà tết, đại tá Đỗ Đình Nam, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung đoàn 952 đảo Bạch Long Vĩ hồ hởi khoe: “Yến tiệc cho anh em trên đảo ngày tết thì không dám nghĩ tới nhưng những ngày tết mâm cơm nào cũng có khoanh giò, cái bánh chưng, cũng có thịt gà, hành muối…
< Hạnh phúc bình dị của Thiếu úy Phạm Văn Đông trên đảo Bạch Long Vĩ.
Còn đêm giao thừa thì tổ chức liên hoan văn nghệ tưng bừng, đầm ấm. Các đơn vị đều có thi văn nghệ, thi hái hoa dân chủ. Tuy nhiên, anh em vẫn xác định vui xuân nhưng nhiệm vụ phải là số một”.
Đại tá Nam cho biết ở đảo Bạch Long Vĩ những ngày cận tết, mỗi anh em một nhiệm vụ. Không tham gia trực chiến đấu thì tham gia tăng gia sản xuất, thu hoạch rau quả. Tham gia trang trí phòng đón giao thừa. Thậm chí trực tiếp chăn dê, nuôi bò để cải thiện bữa ăn của lính đảo.
“Nhiều người hỏi bọn em là tết có thấy nhớ nhà không, em nói thật là nhớ lắm chứ. Nhớ, không phải vì được ăn tết no đủ ở nhà, mà cái em thèm và nhớ là được nói những lời trực tiếp chúc sức khỏe ông bà, bố mẹ khi thêm tuổi già… Nhưng với người lính thì kỷ luật và nhiệm vụ là trên hết” - anh lính trẻ Trần Văn Đương, quê huyện Giao Thủy (Nam Định) chia sẻ.
< Chiến sĩ trên đảo Bạch Long Vĩ thu hoạch rau quả chuẩn bị đón tết.
Theo Trung tá Đặng Khắc Lương, Phó đồn trưởng quân sự Đồn Biên phòng đảo Bạch Long Vĩ, tết năm nay tiêu chuẩn ăn tết của người lính biên phòng trên đảo đã khá hơn.
“Trong bốn ngày tết, tiêu chuẩn bữa ăn của chiến sĩ được tăng thêm 100.000 đồng/người/ngày. Còn nhiệm vụ thì vẫn phải sẵn sàng, khi cần thiết là phải tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển như ngày thường” - Trung tá Lương nói.
Du lịch, GO! - Theo TTO, internet
Link to full article
Phố ông Đồ tại Hà Nội - TPHCM
Nằm khép mình bên cạnh Văn Miếu Quốc Tử Giám, “phố ông Đồ” là một danh xưng ra đời từ năm 2009.
< "Ông đồ" Lê Quang Thản đang cho chữ tại "Phố Ông đồ" Hà Nội
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động quy củ, “phố ông Đồ” đã trở thành một địa chỉ văn hóa tin cậy của người dân Hà Nội và các du khách thập phương khi đến với “Tết Thăng Long”.
< Sư Thầy Thích Nguyên Đạo (Chùa Thiên Tôn - Quận 5, TP Hồ Chí Minh) vui vẻ trò chuyện với các bạn trẻ, đây là năm đầu tiên sư thầy ăn tết tại Hà Nội, “tôi muốn khám phá cái lõi văn hóa của Hà Nội trong những ngày tết”, Thầy Thích Nguyên Đạo cho biết thêm.
< Bên cạnh những nét thư pháp tiếng Việt, để đáp ứng nhu cầu của các du khách ngọai quốc, một số “Ông đồ” còn sáng tạo ra những nét thư pháp bằng tiếng Anh.
< Mực tàu, bút nghiên, những dụng cụ không thể thiếu được đối với các “Ông đồ”.
Cả một con phố dài chưa đầy 1km, những “ông đồ”, “bà đồ” già, trẻ với những trang phục xưa, áo the khắn xếp đang rón rén đưa những đường bút thăng hoa tặng những người dân với những lời chúc: “phúc”, “lộc”, “thọ”, “an”…
< Những câu đối đỏ được sắp xếp ngay ngắn trên bờ tường của Văn Miếu Quốc Từ Giám.
Không chỉ có con cái xin chữ để kính tặng cha mẹ mà ngay cả những ông bố bà mẹ cũng đến xin ông đồ chữ để tặng cho con mình với mong muốn con cái sống tốt hơn.
< “Ông đồ” Nguyễn Thế Sùng đang được một người bạn nhờ đặt viết chữ thư pháp ngày tết qua điện thoại.
Người người xin chữ, nhà nhà xin chữ khiến phố ông đồ trở nên tấp nập.
< “Chúng tôi không đặt nặng vấn đề thương mại, được ngồi đây và cho chữ cầu bình an cho mọi người là điều hạnh phúc nhất” Thư pháp gia Lại An Khánh (60 tuổi) cho biết.
< Một du khách nước ngoài cảm thấy thích thú khi được thư pháp gia Kiều Quốc Khánh cho chữ cầu an.
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.”
< Một bạn trẻ cảm thấy hào hứng khi được cụ đồ Cung Khắc Lược cho chữ và phân tích ý nghĩa của chữ “Phúc” một chữ được nhiều người xin vào những ngày tết.
Bên cạnh những nét thư pháp điêu luyện, tiến sĩ hán học Cung Khắc Lược còn nổi tiếng về sự thông thái và sâu sắc về văn hóa, chính bởi vậy nơi ông ngồi luôn có rất nhiều người đến xin chữ.
Còn tại TPHCM thì sao? Như mọi năm, CLB Thư pháp chữ Việt (thuộc Cung Văn hóa lao động TP HCM) lại mở ra một đoạn phố ông đồ ngay trước mặt tiền Cung văn hóa lao động với mục đích giao lưu cũng như bán và viết tặng chữ cho người dân dịp Tết Nhâm Thìn.
Thành phố vào những độ cận Tết, các ông đồ lại bày chõng tre, chiếu cói, bút nghiên… ngay bên đường để xây đắp sức mạnh tinh thần và cái đẹp mang tính nhân văn cao cả cho tâm hồn con người.
< Bên cạnh sự có mặt của các "ông đồ" già, đã nhiều năm múa bút mài mực...
Người người xin chữ, nhà nhà xin chữ khiến phố ông đồ trở nên tấp nập. Nhưng đông đúc nhất có lẽ là thời điểm về đêm khi các ông đồ đã lên đèn bởi lẽ đó là lúc mọi cộng việc bộn bề đã trôi qua, mọi người có thời gian để dạo phố và tìm về nguồn cội.
Nghiêng mình nhìn theo “những nét như rồng múa phượng bay” từ bàn tay điêu luyện của thầy đồ, anh Hà Mạnh Tuấn ngụ tại quận 1 cho biết: “Năm nay tôi xin thầy chữ “công thành danh toại” để tự nhắc mình trong năm mới phải cố gắng bươn chải mà vươn lên cho thành đạt. Phần khác tôi cũng xin chữ về để biếu cha mẹ xem đó như món quà tinh thần kính chúc sức khỏe của các cụ nhân dịp đầu xuân năm mới.
< Thì nơi đây cũng không thiếu những tay "chơi chữ" trẻ.
Có lẽ cũng với suy nghĩ đó nên những năm qua phố ông đồ mỗi ngày một thêm đông đúc. Và những người của “muôn năm cũ” vẫn mang cái tài hoa nghệ sỹ của mình để góp thêm niềm vui cho mọi nhà mỗi độ hoa mai hoa đào nở.
Dù đã là lần thứ 4 được tổ chức, thế nhưng hoạt động nhiều ý nghĩa này vẫn được đông đảo giới mê "chữ" của CLB ủng hộ nhiệt tình. Đoạn đường dài chưa đầy trăm mét bỗng chốc trở nên vô cùng náo nhiệt với hơn 20 sạp tre được kê cạnh nhau san sát.
Thành phần các "ông đồ" góp mặt nơi đây cũng rất đa dạng. Già có, trẻ có, nam có mà nữ cũng có. Một vài người trong số họ là những bậc tiền bối kỳ cựu, đã có hàng chục năm múa bút mài mực. Phần đông còn lại tương đối trẻ, thậm chí có người còn đang đi học. Tuy nhiên, chẳng vì thể mà giữa họ có sự phân biệt. Đến đây, tất cả đều là ông đồ, đều được thỏa niềm đam mê của mình với thư pháp.
< Nét bút khai xuân của một "ông đồ" trẻ.
So với phố ông đồ đã tồn tại nhiều năm bên hông Văn Miếu ở Hà Nội thì nơi đây không có được cái vẻ trầm mặc và cổ kính.
< Không "vẽ" chữ, một vài tay họa sĩ ký họa lại tranh thủ đến đây để kiếm thêm.
< Đôi bạn trẻ đi tìm chữ ngày xuân.
< Nét đẹp trong văn hóa xin chữ là đây.
Thay vào đó, người ta lại có thể dễ dàng cảm nhận thấy một không
khí rất trẻ trung, năng động. Và dù trẻ trung, năng động là vậy, thế nhưng vẫn không làm mất đi những giá trị xưa cũ, đó chính là nét đặc biệt của phố ông đồ giữa lòng thành phố mang tên Bác.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Tuoitre, Dantri, Vietnamnet.
Link to full article
< "Ông đồ" Lê Quang Thản đang cho chữ tại "Phố Ông đồ" Hà Nội
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động quy củ, “phố ông Đồ” đã trở thành một địa chỉ văn hóa tin cậy của người dân Hà Nội và các du khách thập phương khi đến với “Tết Thăng Long”.
< Sư Thầy Thích Nguyên Đạo (Chùa Thiên Tôn - Quận 5, TP Hồ Chí Minh) vui vẻ trò chuyện với các bạn trẻ, đây là năm đầu tiên sư thầy ăn tết tại Hà Nội, “tôi muốn khám phá cái lõi văn hóa của Hà Nội trong những ngày tết”, Thầy Thích Nguyên Đạo cho biết thêm.
< Bên cạnh những nét thư pháp tiếng Việt, để đáp ứng nhu cầu của các du khách ngọai quốc, một số “Ông đồ” còn sáng tạo ra những nét thư pháp bằng tiếng Anh.
< Mực tàu, bút nghiên, những dụng cụ không thể thiếu được đối với các “Ông đồ”.
Cả một con phố dài chưa đầy 1km, những “ông đồ”, “bà đồ” già, trẻ với những trang phục xưa, áo the khắn xếp đang rón rén đưa những đường bút thăng hoa tặng những người dân với những lời chúc: “phúc”, “lộc”, “thọ”, “an”…
< Những câu đối đỏ được sắp xếp ngay ngắn trên bờ tường của Văn Miếu Quốc Từ Giám.
Không chỉ có con cái xin chữ để kính tặng cha mẹ mà ngay cả những ông bố bà mẹ cũng đến xin ông đồ chữ để tặng cho con mình với mong muốn con cái sống tốt hơn.
< “Ông đồ” Nguyễn Thế Sùng đang được một người bạn nhờ đặt viết chữ thư pháp ngày tết qua điện thoại.
Người người xin chữ, nhà nhà xin chữ khiến phố ông đồ trở nên tấp nập.
< “Chúng tôi không đặt nặng vấn đề thương mại, được ngồi đây và cho chữ cầu bình an cho mọi người là điều hạnh phúc nhất” Thư pháp gia Lại An Khánh (60 tuổi) cho biết.
< Một du khách nước ngoài cảm thấy thích thú khi được thư pháp gia Kiều Quốc Khánh cho chữ cầu an.
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.”
< Một bạn trẻ cảm thấy hào hứng khi được cụ đồ Cung Khắc Lược cho chữ và phân tích ý nghĩa của chữ “Phúc” một chữ được nhiều người xin vào những ngày tết.
Bên cạnh những nét thư pháp điêu luyện, tiến sĩ hán học Cung Khắc Lược còn nổi tiếng về sự thông thái và sâu sắc về văn hóa, chính bởi vậy nơi ông ngồi luôn có rất nhiều người đến xin chữ.
Còn tại TPHCM thì sao? Như mọi năm, CLB Thư pháp chữ Việt (thuộc Cung Văn hóa lao động TP HCM) lại mở ra một đoạn phố ông đồ ngay trước mặt tiền Cung văn hóa lao động với mục đích giao lưu cũng như bán và viết tặng chữ cho người dân dịp Tết Nhâm Thìn.
Thành phố vào những độ cận Tết, các ông đồ lại bày chõng tre, chiếu cói, bút nghiên… ngay bên đường để xây đắp sức mạnh tinh thần và cái đẹp mang tính nhân văn cao cả cho tâm hồn con người.
< Bên cạnh sự có mặt của các "ông đồ" già, đã nhiều năm múa bút mài mực...
Người người xin chữ, nhà nhà xin chữ khiến phố ông đồ trở nên tấp nập. Nhưng đông đúc nhất có lẽ là thời điểm về đêm khi các ông đồ đã lên đèn bởi lẽ đó là lúc mọi cộng việc bộn bề đã trôi qua, mọi người có thời gian để dạo phố và tìm về nguồn cội.
Nghiêng mình nhìn theo “những nét như rồng múa phượng bay” từ bàn tay điêu luyện của thầy đồ, anh Hà Mạnh Tuấn ngụ tại quận 1 cho biết: “Năm nay tôi xin thầy chữ “công thành danh toại” để tự nhắc mình trong năm mới phải cố gắng bươn chải mà vươn lên cho thành đạt. Phần khác tôi cũng xin chữ về để biếu cha mẹ xem đó như món quà tinh thần kính chúc sức khỏe của các cụ nhân dịp đầu xuân năm mới.
< Thì nơi đây cũng không thiếu những tay "chơi chữ" trẻ.
Có lẽ cũng với suy nghĩ đó nên những năm qua phố ông đồ mỗi ngày một thêm đông đúc. Và những người của “muôn năm cũ” vẫn mang cái tài hoa nghệ sỹ của mình để góp thêm niềm vui cho mọi nhà mỗi độ hoa mai hoa đào nở.
Dù đã là lần thứ 4 được tổ chức, thế nhưng hoạt động nhiều ý nghĩa này vẫn được đông đảo giới mê "chữ" của CLB ủng hộ nhiệt tình. Đoạn đường dài chưa đầy trăm mét bỗng chốc trở nên vô cùng náo nhiệt với hơn 20 sạp tre được kê cạnh nhau san sát.
Thành phần các "ông đồ" góp mặt nơi đây cũng rất đa dạng. Già có, trẻ có, nam có mà nữ cũng có. Một vài người trong số họ là những bậc tiền bối kỳ cựu, đã có hàng chục năm múa bút mài mực. Phần đông còn lại tương đối trẻ, thậm chí có người còn đang đi học. Tuy nhiên, chẳng vì thể mà giữa họ có sự phân biệt. Đến đây, tất cả đều là ông đồ, đều được thỏa niềm đam mê của mình với thư pháp.
< Nét bút khai xuân của một "ông đồ" trẻ.
So với phố ông đồ đã tồn tại nhiều năm bên hông Văn Miếu ở Hà Nội thì nơi đây không có được cái vẻ trầm mặc và cổ kính.
< Không "vẽ" chữ, một vài tay họa sĩ ký họa lại tranh thủ đến đây để kiếm thêm.
< Đôi bạn trẻ đi tìm chữ ngày xuân.
< Nét đẹp trong văn hóa xin chữ là đây.
Thay vào đó, người ta lại có thể dễ dàng cảm nhận thấy một không
khí rất trẻ trung, năng động. Và dù trẻ trung, năng động là vậy, thế nhưng vẫn không làm mất đi những giá trị xưa cũ, đó chính là nét đặc biệt của phố ông đồ giữa lòng thành phố mang tên Bác.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Tuoitre, Dantri, Vietnamnet.
Link to full article
Đi chơi tết phút 89
Năm nay tết nghỉ dài ngày, theo các công ty du lịch, lượng khách đi nghỉ tết đông hơn bao giờ hết. Đến thời điểm này phòng nghỉ khách sạn tại Nha Trang, Phan Thiết... gần như đã được đặt kín. Một số tour lẻ đi ngắn ngày vẫn còn nhưng giá cả trên trời.
Các tour ở các công ty du lịch chủ yếu khởi hành từ mồng 2 tết, nếu tranh thủ được thời gian khách vẫn có thể tự thiết kế cho mình những chuyến du xuân cùng bạn bè và gia đình.
Còn phòng nhưng... hét giá
Anh Thanh Hùng (Q.5, TP.HCM) quyết định ngay sau mồng 1 sẽ tự lái xe đi Đà Lạt nghỉ vài ngày, gọi điện thoại nhờ các công ty du lịch đặt phòng khách sạn đều bị từ chối vì không còn.
Anh loay hoay lên mạng Internet tìm phòng khách sạn và khấp khởi mừng thầm vì còn phòng. “Khách sạn” HN, HH... tiêu chuẩn chưa đến 1 sao báo giá phòng đôi hai giường thấp nhất 380.000 đồng/đêm (cao hơn ngày thường 90%) nhưng chỉ có phòng đêm mồng 2 và 3, sang mồng 4 không còn phòng hoặc muốn thuê sẽ báo giá sau “nhưng không dưới 550.000 đồng/đêm”. Các khách sạn 2-4 sao không còn nhận khách hoặc trả lời sẽ báo giá sau nếu khách bỏ phòng.
Vừa trở về sau chuyến khảo sát ở Nha Trang, Phan Thiết để chuẩn bị các tour dịp tết sắp tới, ông Trần Quốc Bảo, trưởng phòng du lịch nội địa Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, cho biết phòng nghỉ khách sạn ở những nơi này đã kín, vài khách sạn còn chừa rất ít phòng “chờ khách ra để hét giá”. Theo giới chuyên môn, khoảng thời gian này đang là mùa cao điểm của du lịch nước ngoài nên các phòng khách sạn 3-5 sao đã được các công ty du lịch đặt từ khá lâu cho khách.
Hơn nữa năm nay lượng khách nội địa tăng cao, các công ty du lịch đã phải đàm phán lại với các khách sạn để tăng thêm phòng đáp ứng lượng khách tăng thêm này. Ông Trần Thế Dũng, phó giám đốc Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ, chia sẻ nếu đi du lịch mùa này mà chưa đặt trước dịch vụ: phòng nghỉ, nơi ăn... thì phải chịu rủi ro 50-50 khi đến nơi không có phòng, hoặc có phòng chất lượng kém và giá vô tội vạ, “nhìn mặt ra giá phòng”.
Tour lẻ đi đâu?
Đón những du khách còn lưỡng lự chưa biết sẽ đi đâu trong dịp tết này, các công ty du lịch Vietravel, Thế Hệ Trẻ, Saigontourist, TST... tung ra những tour du lịch khởi hành muộn từ mồng 2 đến mồng 5 tết với thời gian đi 2-3 ngày, tuy nhiên mỗi tour cũng chỉ còn vài chỗ như tour khởi hành đi Bình Châu - Tà Cú - Bình Thuận Nam, Đà Lạt, Nha Trang - Đà Lạt, Châu Đốc - Phú Quốc di chuyển bằng đường bộ và tàu cao tốc..., thác Giang Điền - Mũi Né tắm bùn khoáng, Vĩnh Long - Cần Thơ, Mỹ Tho - Cần Thơ....
Sau mồng 5 tết, Công ty Vietravel cho biết sẽ mở các tour du lịch Thái Lan, Campuchia hằng ngày. Công ty Saigontourist cho biết đã có khoảng 1.500 khách ở TP.HCM và Hà Nội mua tour du lịch tìm hiểu những tập tục chuẩn bị tết cổ truyền dịp giáp tết ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Bắc và miền Trung. Việt kiều là những người mua tour nhiều nhất, kế đó là khách trẻ. Công ty đã đưa ra 20 tour, bắt đầu khởi hành từ mồng 10 tháng chạp và dừng tour vào chiều 29 tết đến những làng nghề trồng hoa, làm sản phẩm chuẩn bị tết và những nơi còn giữ tập tục đón tết cổ truyền ở cả ba miền.
Các công ty du lịch cho biết lượng khách năm nay tăng hơn năm ngoái 20-30%. Saigontourist cho biết có hơn 12.000 du khách mua tour của công ty này trong dịp tết, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng khách đặt tour cao cấp tăng hơn 20%, khách Việt kiều chiếm khoảng 31%. Công ty du lịch Vietravel cũng bán tour cho khoảng 30.000 khách, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2011. Theo các công ty du lịch, tham quan kết hợp hành hương trong những ngày nghỉ tết là một loại tour được nhiều người chọn trong mùa du lịch tết năm nay.
Tăng giá phòng trong khung cho phép
Ngày 18-12, các khách sạn tại TP Nha Trang đều báo hết phòng hoặc chỉ còn vài phòng lẻ. Một công ty du lịch tại Nha Trang chuyên làm dịch vụ thuê phòng cho khách cho biết dịp tết năm nay phòng lưu trú khá căng, hầu hết đã kín chỗ. Trước đó, ngày 5-1, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định bình ổn giá dịch vụ lưu trú dịp tết, quy định các khách sạn không tăng quá 50% so với giá phòng đăng ký. Ngoài ra các khách sạn phải thực hiện treo bảng công khai giá phòng tại quầy lễ tân.
Ông Võ Đình Thu, tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa, cho biết các cơ sở dịch vụ lưu trú thuộc Hiệp hội Du lịch đã họp bàn và cam kết chỉ tăng giá phòng trong khung cho phép của UBND tỉnh.
Du lịch, GO! - Theo TTO, internet
Link to full article
Các tour ở các công ty du lịch chủ yếu khởi hành từ mồng 2 tết, nếu tranh thủ được thời gian khách vẫn có thể tự thiết kế cho mình những chuyến du xuân cùng bạn bè và gia đình.
Còn phòng nhưng... hét giá
Anh Thanh Hùng (Q.5, TP.HCM) quyết định ngay sau mồng 1 sẽ tự lái xe đi Đà Lạt nghỉ vài ngày, gọi điện thoại nhờ các công ty du lịch đặt phòng khách sạn đều bị từ chối vì không còn.
Anh loay hoay lên mạng Internet tìm phòng khách sạn và khấp khởi mừng thầm vì còn phòng. “Khách sạn” HN, HH... tiêu chuẩn chưa đến 1 sao báo giá phòng đôi hai giường thấp nhất 380.000 đồng/đêm (cao hơn ngày thường 90%) nhưng chỉ có phòng đêm mồng 2 và 3, sang mồng 4 không còn phòng hoặc muốn thuê sẽ báo giá sau “nhưng không dưới 550.000 đồng/đêm”. Các khách sạn 2-4 sao không còn nhận khách hoặc trả lời sẽ báo giá sau nếu khách bỏ phòng.
Vừa trở về sau chuyến khảo sát ở Nha Trang, Phan Thiết để chuẩn bị các tour dịp tết sắp tới, ông Trần Quốc Bảo, trưởng phòng du lịch nội địa Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, cho biết phòng nghỉ khách sạn ở những nơi này đã kín, vài khách sạn còn chừa rất ít phòng “chờ khách ra để hét giá”. Theo giới chuyên môn, khoảng thời gian này đang là mùa cao điểm của du lịch nước ngoài nên các phòng khách sạn 3-5 sao đã được các công ty du lịch đặt từ khá lâu cho khách.
Hơn nữa năm nay lượng khách nội địa tăng cao, các công ty du lịch đã phải đàm phán lại với các khách sạn để tăng thêm phòng đáp ứng lượng khách tăng thêm này. Ông Trần Thế Dũng, phó giám đốc Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ, chia sẻ nếu đi du lịch mùa này mà chưa đặt trước dịch vụ: phòng nghỉ, nơi ăn... thì phải chịu rủi ro 50-50 khi đến nơi không có phòng, hoặc có phòng chất lượng kém và giá vô tội vạ, “nhìn mặt ra giá phòng”.
Tour lẻ đi đâu?
Đón những du khách còn lưỡng lự chưa biết sẽ đi đâu trong dịp tết này, các công ty du lịch Vietravel, Thế Hệ Trẻ, Saigontourist, TST... tung ra những tour du lịch khởi hành muộn từ mồng 2 đến mồng 5 tết với thời gian đi 2-3 ngày, tuy nhiên mỗi tour cũng chỉ còn vài chỗ như tour khởi hành đi Bình Châu - Tà Cú - Bình Thuận Nam, Đà Lạt, Nha Trang - Đà Lạt, Châu Đốc - Phú Quốc di chuyển bằng đường bộ và tàu cao tốc..., thác Giang Điền - Mũi Né tắm bùn khoáng, Vĩnh Long - Cần Thơ, Mỹ Tho - Cần Thơ....
Sau mồng 5 tết, Công ty Vietravel cho biết sẽ mở các tour du lịch Thái Lan, Campuchia hằng ngày. Công ty Saigontourist cho biết đã có khoảng 1.500 khách ở TP.HCM và Hà Nội mua tour du lịch tìm hiểu những tập tục chuẩn bị tết cổ truyền dịp giáp tết ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Bắc và miền Trung. Việt kiều là những người mua tour nhiều nhất, kế đó là khách trẻ. Công ty đã đưa ra 20 tour, bắt đầu khởi hành từ mồng 10 tháng chạp và dừng tour vào chiều 29 tết đến những làng nghề trồng hoa, làm sản phẩm chuẩn bị tết và những nơi còn giữ tập tục đón tết cổ truyền ở cả ba miền.
Các công ty du lịch cho biết lượng khách năm nay tăng hơn năm ngoái 20-30%. Saigontourist cho biết có hơn 12.000 du khách mua tour của công ty này trong dịp tết, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng khách đặt tour cao cấp tăng hơn 20%, khách Việt kiều chiếm khoảng 31%. Công ty du lịch Vietravel cũng bán tour cho khoảng 30.000 khách, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2011. Theo các công ty du lịch, tham quan kết hợp hành hương trong những ngày nghỉ tết là một loại tour được nhiều người chọn trong mùa du lịch tết năm nay.
Tăng giá phòng trong khung cho phép
Ngày 18-12, các khách sạn tại TP Nha Trang đều báo hết phòng hoặc chỉ còn vài phòng lẻ. Một công ty du lịch tại Nha Trang chuyên làm dịch vụ thuê phòng cho khách cho biết dịp tết năm nay phòng lưu trú khá căng, hầu hết đã kín chỗ. Trước đó, ngày 5-1, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định bình ổn giá dịch vụ lưu trú dịp tết, quy định các khách sạn không tăng quá 50% so với giá phòng đăng ký. Ngoài ra các khách sạn phải thực hiện treo bảng công khai giá phòng tại quầy lễ tân.
Ông Võ Đình Thu, tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa, cho biết các cơ sở dịch vụ lưu trú thuộc Hiệp hội Du lịch đã họp bàn và cam kết chỉ tăng giá phòng trong khung cho phép của UBND tỉnh.
Du lịch, GO! - Theo TTO, internet
Link to full article
Hội xuân Say Sán ở Sín Chéng
Khuất ở tít lưng trời biên ải, Sín Chéng là một xã nghèo, tận cùng xa xôi của “vừng trán nhô cao của Tổ quốc” Si Ma Cai, Lào Cai. Không dữ dằn khốc liệt với đá núi và rừng sâu, cũng không tân thời để nhoài theo sự phát triển bằng mọi giá mà mai một bản sắc văn hóa. Sín Chéng lúc này giữa bồng bềnh mây và sậm sùi rét sương.
Cũng như nhiều vùng khác, muốn hiểu Sín Chéng thì hãy ra chợ. Tuy mưa rét, lấm lem bùn đất, mộc mạc như cây rừng, thơ ngây như những bông hoa không ai biết tên gọi là gì dọc lối đi, nhưng Sín Chéng sẽ ngấm vào bạn với bao nhiều ảo diệu.
Chợ Sín Chéng nằm ở trung tâm xã Sín Chéng, cách huyện lỵ Si Ma Cai khoảng 10 km, họp vào thứ tư hàng tuần. Vì nằm ở một xã khá xa trung tâm huyện, nên chợ Sín Chéng ít bị các yếu tố của nền văn hoá công nghiệp làm mờ đi những nét đặc trưng của chợ vùng cao. Chợ là nơi hội tụ của nhiều đồng bào dân tộc: Mông, Nùng, Tày, Thu Lao... đến giao lưu, trao đổi, buôn bán.
< Hội xuân Say Sán đông vui và đầy màu sắc.
Chợ Sín Chéng tầm ban trưa là lúc đông nhất. Nhìn từ xa, chỉ thấy màu đỏ váy, áo những cô gái Mông, màu xanh của trang phục người Nùng và nhiều màu sắc khác của hàng hoá. Chợ là nơi tìm bạn, kết bạn; nơi hò hẹn lứa đôi; nơi các cô gái Mông khoe bộ váy mới vừa thêu; chàng trai thể hiện điệu múa khèn tình tứ; những cụ già ngồi nhâm nhi chén rượu; những cô, những bà vừa bán hàng, vừa thêu thổ cẩm bằng đôi bàn tay in dấu thời gian...
Chợ là nơi giao lưu giữa các dân tộc với nhau, cũng là nơi giao thoa của nhiều vùng, miền văn hoá. Chợ Sín Chéng còn giữ được rất nhiều nét bản sắc độc đáo mà bất kỳ nhà nghiên cứu văn hoá nào nếu chỉ đọc qua sách vở cũng không thể tìm thấy hết được. Đến chợ phiên Sín Chéng cho ta niềm tin vào sự bền vững của những giá trị văn hoá.
Hội xuân Say Sán
Có một lễ hội mùa xuân ở rất sâu sau những dãy núi cao, nơi đầu nguồn sông Chảy, nơi sa mộc reo vi vu trên những đỉnh đồi gió lộng, nắng lấp lánh trên những chiếc ô màu và chân váy căng phồng của người Mông ở Simacai. Xuân về, bạn hãy cùng chúng tôi đi “say sán” ở Sín Chéng (Simacai, Lào Cai).
< Đi hội xuân còn để thưởng thức những món ăn ngon.
Người dân tộc thiểu số ở các vùng đất khác nhau có nhiều cách gọi tên cho lễ hội đón xuân: người Tày ở Tây Bắc xuống đồng vui hội Lồng Tồng, người Mông ở Pha Long, Sa Pa chơi hội gầu tào thì người Mông, Tày, Nùng ở Sín Chéng vui hội Say Sán, theo tiếng địa phương có nghĩa giản đơn là “đi chơi núi”.
Rời Hà Nội trên chuyến tàu đêm đi Lào Cai, chúng tôi khao khát được hít thở hương xuân giữa đất trời lồng lộng, được ngẩn ngơ trước những cành đào rừng đỏ thắm khỏe khoắn và hoa mận trắng tinh khiết, được sống với cảm xúc mùa xuân cùng đồng bào miền biên thùy…
< Mùa xuân bắt đầu trên những cánh đồng.
Từ Simacai ngược dòng sông Chảy, chúng tôi rời con lộ đi Pha Long - Mường Khương rẽ lối vào Sín Chéng, xã trung tâm của huyện Simacai, cách huyện lỵ khoảng 10km.
Buổi sớm tinh mơ và sương khói trên con đường đá sỏi nhấp nhô, hai bên núi và núi, cây và cây. Nắng sáng bừng trên những ngọn sa mộc tạo nên một khung cảnh thơ mộng trên đường vào thôn Mào Sao Phìn của Sín Chéng. Mặt trời chưa đủ ấm để xua tan cái lạnh ẩm ướt đang la đà trên mặt đường.
Mùa xuân đang “say sán” qua đây.
< Bà chủ hàng phở không ngơi tay.
Mới vào xuân nhưng đã thấy có người dắt trâu lên núi, thấp thoáng bóng phụ nữ cắt cỏ trên đồi, chiếc váy Mông xòe to lẫn vào cây bụi. Trong khi rất nhiều người đang say sưa chơi hội, trên cánh đồng bà con đã cày bừa. Trẻ theo cha mẹ ra đồng, đứa lớn cuốc đất, đứa bé ngồi chơi trên bờ cỏ. Phải chăng mùa xuân cũng bắt đầu từ trên những cánh đồng?
Sín Chéng nằm trên vùng cao hùng vĩ, hiểm trở, độ dốc lớn, lại bị chia cắt thành những thung lũng sâu và nhỏ nằm chen với những dãy núi, tạo thành vách đứng nên có được một khoảng đất khá rộng ở thôn Mào Sao Phìn để tổ chức hội Say Sán quả là lý tưởng.
< Hát giao duyên dưới gốc cây nêu.
Say Sán ban đầu là nơi giao duyên, hò hẹn của trai gái người Mông sau một năm làm việc vất vả; dần dà phát triển với ý nghĩa rộng lớn: lễ tế tổ tiên, cầu phúc cho người Mông được che chở, sống một năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, con cái sum vầy.
Trên sườn đồi người ta dựng cây nêu cầu phúc, phần ngọn là một cành mai để nguyên lá cuộn tròn tượng trưng vầng nhật nguyệt, có một dải dây màu đỏ và đen tượng trưng đất và trời.
< Các bé theo mẹ đi hội.
Phần lớn phụ nữ và đàn ông trung niên tụ tập quanh gốc nêu để uống trà và hát giao duyên, trong khi cánh thanh niên chia làm nhiều nhóm nhỏ đứng ngồi khắp nơi, bất kể mặt trời lên đốt cháy quả đồi cát bụi và những quán ăn không có mái che, chỉ có bàn gỗ, ghế gỗ và nồi nước dùng bốc hơi nghi ngút hòa vào với nắng trưa tạo nên một thứ sương khói lung linh, bảng lảng.
Chúng tôi bị cuốn theo những nhịp váy xòe của người Mông ở Simacai. So với nhiều nhánh dân tộc Mông khác, trang phục truyền thống của họ đặc biệt hơn: chiếc váy thổ cẩm rộng và dài xuống tận gót chân, sắc hồng tươi lấp lánh, xòe bung dưới nhịp chân uyển chuyển của các bà các cô, uốn lượn như những đợt sóng trào, gợi cảm và quyến rũ.
Bạn tôi sà vào một quán phở nằm giữa trung tâm hội, ngắm nhìn những sắc màu rực rỡ rồi đi xuống cuối con đường hội phủ đầy hàng quán để mua xôi màu, trứng luộc, mía tím… mà vẫn tiếc nuối vì chưa kịp mua con gà thì chủ quán đã chặt hết để bán phở!
Tôi ngơ ngẩn trên sườn đồi, nghe hương xuân hội hè ồn ào và rộn rã chảy miết quanh mình. Tiếng hát gầu plềnh bay cao hơn ngọn nêu về với trời cao, về phía núi hay về phía những trái tim yêu. Lời hát chở đầy yêu thương và tin tưởng: Nước chảy, mặc nước chảy… Đất không chảy được đâu… Anh đi anh cứ đi… Em không đi em sẽ phải lên núi, lên đồi em khóc…
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Tin 108, TTO, internet
Link to full article
Cũng như nhiều vùng khác, muốn hiểu Sín Chéng thì hãy ra chợ. Tuy mưa rét, lấm lem bùn đất, mộc mạc như cây rừng, thơ ngây như những bông hoa không ai biết tên gọi là gì dọc lối đi, nhưng Sín Chéng sẽ ngấm vào bạn với bao nhiều ảo diệu.
Chợ Sín Chéng nằm ở trung tâm xã Sín Chéng, cách huyện lỵ Si Ma Cai khoảng 10 km, họp vào thứ tư hàng tuần. Vì nằm ở một xã khá xa trung tâm huyện, nên chợ Sín Chéng ít bị các yếu tố của nền văn hoá công nghiệp làm mờ đi những nét đặc trưng của chợ vùng cao. Chợ là nơi hội tụ của nhiều đồng bào dân tộc: Mông, Nùng, Tày, Thu Lao... đến giao lưu, trao đổi, buôn bán.
< Hội xuân Say Sán đông vui và đầy màu sắc.
Chợ Sín Chéng tầm ban trưa là lúc đông nhất. Nhìn từ xa, chỉ thấy màu đỏ váy, áo những cô gái Mông, màu xanh của trang phục người Nùng và nhiều màu sắc khác của hàng hoá. Chợ là nơi tìm bạn, kết bạn; nơi hò hẹn lứa đôi; nơi các cô gái Mông khoe bộ váy mới vừa thêu; chàng trai thể hiện điệu múa khèn tình tứ; những cụ già ngồi nhâm nhi chén rượu; những cô, những bà vừa bán hàng, vừa thêu thổ cẩm bằng đôi bàn tay in dấu thời gian...
Chợ là nơi giao lưu giữa các dân tộc với nhau, cũng là nơi giao thoa của nhiều vùng, miền văn hoá. Chợ Sín Chéng còn giữ được rất nhiều nét bản sắc độc đáo mà bất kỳ nhà nghiên cứu văn hoá nào nếu chỉ đọc qua sách vở cũng không thể tìm thấy hết được. Đến chợ phiên Sín Chéng cho ta niềm tin vào sự bền vững của những giá trị văn hoá.
Hội xuân Say Sán
Có một lễ hội mùa xuân ở rất sâu sau những dãy núi cao, nơi đầu nguồn sông Chảy, nơi sa mộc reo vi vu trên những đỉnh đồi gió lộng, nắng lấp lánh trên những chiếc ô màu và chân váy căng phồng của người Mông ở Simacai. Xuân về, bạn hãy cùng chúng tôi đi “say sán” ở Sín Chéng (Simacai, Lào Cai).
< Đi hội xuân còn để thưởng thức những món ăn ngon.
Người dân tộc thiểu số ở các vùng đất khác nhau có nhiều cách gọi tên cho lễ hội đón xuân: người Tày ở Tây Bắc xuống đồng vui hội Lồng Tồng, người Mông ở Pha Long, Sa Pa chơi hội gầu tào thì người Mông, Tày, Nùng ở Sín Chéng vui hội Say Sán, theo tiếng địa phương có nghĩa giản đơn là “đi chơi núi”.
Rời Hà Nội trên chuyến tàu đêm đi Lào Cai, chúng tôi khao khát được hít thở hương xuân giữa đất trời lồng lộng, được ngẩn ngơ trước những cành đào rừng đỏ thắm khỏe khoắn và hoa mận trắng tinh khiết, được sống với cảm xúc mùa xuân cùng đồng bào miền biên thùy…
< Mùa xuân bắt đầu trên những cánh đồng.
Từ Simacai ngược dòng sông Chảy, chúng tôi rời con lộ đi Pha Long - Mường Khương rẽ lối vào Sín Chéng, xã trung tâm của huyện Simacai, cách huyện lỵ khoảng 10km.
Buổi sớm tinh mơ và sương khói trên con đường đá sỏi nhấp nhô, hai bên núi và núi, cây và cây. Nắng sáng bừng trên những ngọn sa mộc tạo nên một khung cảnh thơ mộng trên đường vào thôn Mào Sao Phìn của Sín Chéng. Mặt trời chưa đủ ấm để xua tan cái lạnh ẩm ướt đang la đà trên mặt đường.
Mùa xuân đang “say sán” qua đây.
< Bà chủ hàng phở không ngơi tay.
Mới vào xuân nhưng đã thấy có người dắt trâu lên núi, thấp thoáng bóng phụ nữ cắt cỏ trên đồi, chiếc váy Mông xòe to lẫn vào cây bụi. Trong khi rất nhiều người đang say sưa chơi hội, trên cánh đồng bà con đã cày bừa. Trẻ theo cha mẹ ra đồng, đứa lớn cuốc đất, đứa bé ngồi chơi trên bờ cỏ. Phải chăng mùa xuân cũng bắt đầu từ trên những cánh đồng?
Sín Chéng nằm trên vùng cao hùng vĩ, hiểm trở, độ dốc lớn, lại bị chia cắt thành những thung lũng sâu và nhỏ nằm chen với những dãy núi, tạo thành vách đứng nên có được một khoảng đất khá rộng ở thôn Mào Sao Phìn để tổ chức hội Say Sán quả là lý tưởng.
< Hát giao duyên dưới gốc cây nêu.
Say Sán ban đầu là nơi giao duyên, hò hẹn của trai gái người Mông sau một năm làm việc vất vả; dần dà phát triển với ý nghĩa rộng lớn: lễ tế tổ tiên, cầu phúc cho người Mông được che chở, sống một năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, con cái sum vầy.
Trên sườn đồi người ta dựng cây nêu cầu phúc, phần ngọn là một cành mai để nguyên lá cuộn tròn tượng trưng vầng nhật nguyệt, có một dải dây màu đỏ và đen tượng trưng đất và trời.
< Các bé theo mẹ đi hội.
Phần lớn phụ nữ và đàn ông trung niên tụ tập quanh gốc nêu để uống trà và hát giao duyên, trong khi cánh thanh niên chia làm nhiều nhóm nhỏ đứng ngồi khắp nơi, bất kể mặt trời lên đốt cháy quả đồi cát bụi và những quán ăn không có mái che, chỉ có bàn gỗ, ghế gỗ và nồi nước dùng bốc hơi nghi ngút hòa vào với nắng trưa tạo nên một thứ sương khói lung linh, bảng lảng.
Chúng tôi bị cuốn theo những nhịp váy xòe của người Mông ở Simacai. So với nhiều nhánh dân tộc Mông khác, trang phục truyền thống của họ đặc biệt hơn: chiếc váy thổ cẩm rộng và dài xuống tận gót chân, sắc hồng tươi lấp lánh, xòe bung dưới nhịp chân uyển chuyển của các bà các cô, uốn lượn như những đợt sóng trào, gợi cảm và quyến rũ.
Bạn tôi sà vào một quán phở nằm giữa trung tâm hội, ngắm nhìn những sắc màu rực rỡ rồi đi xuống cuối con đường hội phủ đầy hàng quán để mua xôi màu, trứng luộc, mía tím… mà vẫn tiếc nuối vì chưa kịp mua con gà thì chủ quán đã chặt hết để bán phở!
Tôi ngơ ngẩn trên sườn đồi, nghe hương xuân hội hè ồn ào và rộn rã chảy miết quanh mình. Tiếng hát gầu plềnh bay cao hơn ngọn nêu về với trời cao, về phía núi hay về phía những trái tim yêu. Lời hát chở đầy yêu thương và tin tưởng: Nước chảy, mặc nước chảy… Đất không chảy được đâu… Anh đi anh cứ đi… Em không đi em sẽ phải lên núi, lên đồi em khóc…
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Tin 108, TTO, internet
Link to full article
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)