Cụm đảo Phú Quý được bao bọc xung quanh bởi những đảo nhỏ mà người địa phương gọi chung là những hòn lẻ, trong đó hòn Tranh là đặc biệt hơn cả.
Mất 15 phút đi xuồng máy từ phía Đông đảo Phú Quý, sau khi vượt qua khoảng 800 mặt nước biển: Hòn Tranh hiện ra nổi bật như một niềm kiêu hãnh giữa đại dương bao la. Tính về độ lớn thì Hòn Tranh là đảo có diện tích lớn thứ 2 (sau đảo Phú Quý) trong hệ thống 10 hòn đảo của vùng biển có hệ sinh thái độc đáo này.
Sau Phú Quý, Hòn Tranh là đảo có diện tích lớn thứ 2 trong hệ thống 10 hòn đảo của vùng biển có hệ sinh thái độc đáo này.
< Một góc Hòn Tranh với bãi cát và bãi đá.
Phía Đông Hòn Tranh có bãi biển dạng hình S như hình dáng Việt Nam, nơi rộng nhất là 400m và nơi dài nhất tầm 1 cây số.
Trước kia hòn này là một đảo hoang không người ở, nhân dân địa phương thường đến đây để cắt tương tự như cỏ tranh để lợp mái nhà. Hiện nay, hòn Tranh là một khu an ninh quốc phòng của Phú Quý, cũng là đảo du lịch lạ.
< Đỉnh đá góc Đông Bắc đảo hòn Tranh.
Trên đỉnh cao nhất của đảo Hòn Tranh là trạm radar có tầm quan sát 500 hải lý đến tận vùng giữa biển Đông. Nằm giữa biển khơi, nhưng Hòn Tranh quanh năm có sóng yên biển lặng, do được núi bao bọc thành một thế chắn sóng vững chãi.
Bởi vậy, bãi biển Hòn Tranh luôn trắng phau cát, nước trong vắt soi rõ từng rạn san hô và phản chiếu lấp lánh màu sắc của các loại tảo biển.
< Núi đá ở Hòn Tranh.
Hòn Tranh có một hệ thống hang động kỳ bí, với nhiều dáng đá lạ màu chàm, vết tích của núi lửa phun trào, gắn với nhiều huyền thoại và tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.
Đi dọc theo mép biển phía Nam hòn Tranh, ta sẽ đến vũng Gần, vũng Bàn, Mũi Xương Cá, vũng Phật… Nơi đây có đá bột, loại đá có thể dùng để khắc tượng rất tốt. Tượng Thích Ca Mâu Ni ở Linh Sơn Trà Bang Thạch Tự (tức Linh Quang Tự) ở xã Tam Thanh được ông Huỳnh Khâm tạc bằng loại đá này.
Ở hòn Tranh còn có hang Cò Nước và hang Cò Khô. Hang Cò Nước là nơi nghỉ đêm của họ nhà cò. Trong hang Cò Khô có một bãi đá trái, nơi đây năm 1945, dân ở đảo Phú Quý tập trung vũ khí để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ở hang Cò Khô có nhiều hốc đá, vào mùa bấc, cò đẻ trứng. Về mùa nam, song lớn dội có khi đến miệng hang.
Vũng Phật, một vùng đá trũng màu nâu đỏ, nơi mà người dân Phú Quý cho rằng khi chùa Linh Quang bị cháy, tượng phật bị thiêu rụi; vùng đá này có một hòn linh thạch dáng phật nổi lên. Ngư dân đã thỉnh đá về tạc tượng phật, đặt tại chùa Linh Quang. Vũng Phật đến giờ vẫn là chỗ dựa tinh thần của ngư dân khi ra khơi đánh bắt.
Tiếp tục đi dọc bờ cát, say sưa với những huyền thoại, du khách sẽ lạc chân đến miếu Trấn Bắc. Đây là miếu thờ quận công Bùi Huy Ích (một vị tướng tài của Nguyễn Ánh) đã mất khi bảo vệ nhà vua trốn sự truy sát của nghĩa quân Tây Sơn. Bên cạnh miếu Trấn Bắc là vạn thờ 77 thần Nam Hải đã trôi dạt cùng ngày vào đảo, được ngư dân lập vạn thờ. Hàng năm, cứ vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch, dân đảo lớn Phú Quý lại đi xuồng máy qua Hòn Tranh để tổ chức giỗ quận công Bùi Huy Ích và lễ cúng thần Nam Hải, cầu cho một mùa biển no ấm.
Người ta cũng cho rằng Hòn Tranh xinh đẹp bây giờ chính là nơi lánh nạn của vua Gia Long ngày xưa. Dấu vết còn lại, ngoài miếu Trấn Bắc còn có một giếng nước ngọt mà dân đảo gọi là giếng Nguyễn Ánh. Điều đặc biệt của giếng nước này là mùa mưa hay mùa hạn, giếng vẫn đầy ắp nước cho bộ đội sử dụng quanh năm.
< Lính hải quân trên đảo Hòn Tranh.
Những chiến sĩ hải quân làm nhiệm vụ trên đảo kể rằng trước đây, đêm ở Hòn Tranh nhìn về đảo lớn Phú Quý cứ như quê nghèo nhìn về thành phố với sầm uất ánh đèn, nhộn nhịp cuộc sống nơi bến cảng.
Còn bây giờ, Hòn Tranh đã có điện. Chương trình 661 cộng với sự cần cù, chịu thương chịu khó của những người lính làm nhiệm vụ canh giữ đảo, đã giúp Hòn Tranh được phủ xanh những rặng dương, mù u, tràm, dừa, điều, dứa dại…
< Rừng cây rậm rạp trên đảo.
Một hệ thống đường mòn bao quanh đảo đã được các chiến sĩ mở để khách tham quan, khám phá những nét độc đáo mà tạo hóa đã ban tặng cho Hòn Tranh. Hệ thống thực vật phong phú này cũng là chỗ trú ẩn, sinh sôi của các loài động vật trên cạn như thằn lằn đá, tắc kè, rắn mối, cua dẹp…
Mùa nước cạn, Hòn Tranh hào sản với các loại ốc biển, cá, mực mà chỉ cần những dụng cụ đơn giản, ngư dân có thể đánh bắt cho những buổi chợ sớm.
< Rẽ sóng ra đảo.
Du khách đến Phú Quý có thể dùng thuyền ra Hòn Tranh để tham quan thắng cảnh, để cảm nhận và thấy được cảm giác đang giữa biển cả mênh mông.
Nếu có điều kiện ở đêm cùng với đảo, du khách sẽ cùng các chiến sĩ giữ đảo soi đèn bắt còng gió, câu mực, bắt cua dẹp hoặc… săn rắn biển trên các mỏm đá gần bờ. Sản vật từ biển săn được sẽ cho những món ăn tươi ngon, phục vụ đêm văn nghệ cây nhà lá vườn ngọt ngào tình quân dân.
< Hoàng hôn trên đảo Hòn Tranh.
Nếu ra đảo vào mùa Nam, lúc này mùa chim về làm tổ trên các đồi cỏ cao sát triền sóng. Những trứng chim nhỏ xinh đủ màu sắc là món quà giản dị nhưng không 'đụng hàng' với bất kỳ đặc sản nào.
Mùa Nam Hòn Tranh không nhiều gió. Không gian hết sức tĩnh lặng, yên bình; chỉ có tiếng sóng vỗ khẽ vào bờ đá, hòa cùng thanh âm của tiếng đàn gió vi vu trên những tán dừa.
< Hòn Tranh nhìn từ đảo Phú Quý.
Phú Quý được thiên nhiên ưu đãi không chỉ về tài nguyên mà cả về thắng cảnh. Với những bãi biển thơ mộng, những dãy san hô, những cụm đá đen lộ đầu ngoạn mục giữa muôn ngàn cơn sóng, khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm là những yếu tố rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.
Nếu có dịp đến Phú Quý, du khách hãy một lần đến với Hòn Tranh để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà thiên nhiên đã dành cho hòn đảo nhỏ này, và cảm nhận sức sống mới sinh sôi trên nền nham thạch cũ.
Các đảo lân cận Phú Quý gồm:
- Hòn Tranh: Cách cảng Phú Quý 800m về phía Đông Nam đảo lớn, với diện tích gần 40ha(2.8Km2). -
- Hòn Trứng: Nằm phía Tây Bắc,là cửa ngõ ra vào Đảo, cách Phú Quý 13km. Là điểm tránh gió của nhiều loại ghe thuyền. Mùa gió Nam thuyền có thể neo đậu ở phía Bắc - Mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía Nam.
- Hòn Giữa: Đây là một dãy gành đá bén nhọn nằm cạnh Hòn Đen, nằm vắt ngang như một nhịp cầu nối liền Hòn Đen và Hòn Đỏ thuộc xã Long Hải.
- Hòn Đen: Nằm phía Đông Bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5km. Hòn gồm toàn đá Bazan chưa phong hóa. Vào những lúc nước ròng có thể lội bộ ra Hòn Đen.
- Hòn Đỏ - Nằm phía Đông Bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5km. - Có tên là Hòn Đỏ vì ở đây toàn là đá màu đỏ.
- Hòn Hải: Cách đảo Phú Quý 70km với hình dạng là một khối đá vuông cạnh mọc thẳng đứng. Tại đây là đường cơ sở A0 để tính lãnh hải của Việt Nam trên vùng biển Đông Nam.
- Hòn Đồ Lớn: Nằm phía Đông Nam và cách Phú Quý 60km. Là hòn đảo mới hình thành năm 1923 do hoạt động phun trào dưới lòng biển Đông. Lúc đầu có dạnh hình tròn với đường kính 40m, trên mặt có cát trắng và xung quanh có cạnh bậc thang thoai thoải. Hiện nay hình thành một bãi đá ngầm dài 700m và rộng gần 500m.
- Hòn Đồ Nhỏ: Nằm về hướng Nam, cách đảo chừng 60km.
- Hòn Đá Tý: Cách đảo Phú Quý 80m-100m.
Phú quý và những đảo lân cận
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét