Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Đường sắt Nhật Bản - không gian xã hội mới

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đường sắt Nhật Bản có thể nói là ấn tượng đối với những người từng đến Nhật và có lẽ cả với những người được nghe kể.

(ICTPress) - Giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế học, Trường Đại học Meiji Gakuin, Nhật Bản, Hara Tekeshi vừa thuyết trình chủ đề “Đường sắt và Nhật Bản cận đại” và những thông tin của ông về đường sắt cao tốc Nhật Bản. Hoạt động này được Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam - Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) tổ chức tại Hà Nội, Huế và TP. HCM.

Hệ thống đường sắt cao tốc Shinkansen ở Nhật Bản (Ảnh: wordpress.com)

Nhật Bản là một đất nước rất phát triển về ngành đường sắt. Khi nói đến sự biến đổi, thăng trầm trong lịch sử ngành đường sắt Nhật Bản, người ta thường nói về sự ra đời của các cộng đồng xã hội khác nhau. Những chia sẻ của GS. Hara Takeshi cho chúng ta nhiều thông tin thú vị về con người đất nước Nhật Bản qua sự phát triển của đường sắt.

Đường sắt Nhật Bản - không gian xã hội mới

Vào năm 1872 (Minh Trị thứ 5), đường sắt Nhật Bản được đưa vào sử dụng. Ngay từ đầu, đường sắt đã tạo ra một không gian xã hội mới khi tất cả mọi người dân Nhật Bản bắt đầu chuyển sang sử dụng lịch dương. Trước đó, người dân Nhật sinh hoạt theo lịch âm. Tiếp theo là mọi người dân Nhật bắt đầu hình thành thói quen đúng giờ, thói quen này đã trở thành và ăn sâu lối sống, tác phong của người Nhật từ đó tới nay. Vào thời điểm đó, mọi người đều phải có mặt ở ga tàu trước 15 phút. Điều này không hề dễ dàng mà phải có sự can thiệp từ chính phủ bằng một chỉ thị.

GS. Hara Takeshi khẳng định không có đường sắt thì người dân Nhật không có thói quen chi phối thời gian được rõ ràng như ngày nay. Nhà ga đường sát có vai trò lớn là kiểm soát mọi người về thời gian và hình thành giá trị văn minh.

Đường sắt Nhật Bản đã tạo nên không gian công cộng. GS. Hara Takeshi cho biết không cần phải nói có lẽ ai cũng biết, người mua xe riêng là cá nhân. Đó là phương tiện cá nhân, ví dụ kể cả chúng ta có những người trong gia đình hay bạn bè đi nhờ xe đi chăng nữa thì cũng không có việc xe là phương tiện sử dụng chung với người khác. Với ý nghĩa đó, điều này (việc mua xe riêng) trùng hợp với chủ nghĩa cá nhân.

Đường sắt không phải là thứ cá nhân mua mà do nhà nước hay vốn tư bản tư nhân xây dựng. Một xã hội mà trong đó tại nhà ga có những người khác nhau tập hợp lại rồi phân tán nhiều lần, họ cùng lên một chuyến tàu, cùng ngồi trong một khoang tàu… được hình thành. Không gian công cộng này không chịu sự thống chế của quyền lực quốc gia.

Các thị trấn và làng mạc tại Nhật Bản trước thời Minh Trị không có không gian công cộng tương đương với các nhà thờ hay quảng trường ở châu Âu, hoặc những không gian tương đương với salon hay quán cà phê tại châu Âu. Tại thời điểm này thì có thể nói rằng đường sắt Nhật Bản đã thực hiện một vai trò chính trị lớn hơn so với đường sắt châu Âu.

Nói cụ thể hơn, nơi tương đương với nhà thờ hoặc quảng trường châu Âu là nhà ga, những nơi tương đương với salon hay quán cà phê tại châu Âu là không gian bên trong tàu điện.

Vào năm 1872, ngay từ đầu đường sắt Nhật Bản đã bắt đầu chạy tuyến Shimbashi - Yokohama (nay là Sakuraghicho theo chế độ 3 cấp của Anh. Giá của toàn tuyến này như sau: loại cao cấp (loại 1) là 1 yen 12 sen 5 rin (1 rin = 1/1000 yen), loại trung bình (loại 2) là 75 sen, và loại cấp thấp (loại 3) là 37 sen 5 rin, vì ngay cả đi loại cấp thấp cũng có thể mua được khoảng 10kg gạo nên lúc đầu không phải ai cũng có thể đi tàu được. Tuy nhiên, với nhiều lý do như cùng với sự mở rộng của đường sắt ra nhiều vùng trên cả nước, giá vé cũng giảm đi, đặc biệt là tỷ lệ sử dụng loại 3 tăng cao, lượng người sử dụng đường sắt đã tăng rất nhanh.

Và nhà ga đã trở thành không gian tập trung rất nhiều người, kể cả một số người không sử dụng đường sắt.

Trong và ngay bên cạnh các trạm tàu dừng là những khu mua sắm đông đúc
Không gian bên trong ga Kyoto (Ảnh: Internet)

Một điểm quan trọng nữa là đường sắt ra đời cũng ra đời văn hóa theo đường sắt. Chính phủ Nhật cho biết xây dựng chiến lược văn hóa này sẽ làm mất đi tính vùng miền, đối địch, tạo ra văn hóa theo chiều dài đường sắt.

Còn bây giờ đã đến thời của tàu siêu tốc? GS. Hara Takeshi cho biết giờ đây bạn còn có thể thấy hình ảnh các nhân viên công ty ngồi mở laptop trên tàu siêu tốc hay hành khách ngồi nhìn vào màn hình điện thoại hoặc điện thoại thông minh (smartphone) trên băng ghế dài tàu điện.

Tuy nhiên những toa tàu có 2 ghế xoay mặt vào nhau vẫn còn. Trong những tàu của các tuyến JR Higashi Nihon đã bị ngừng do trận động đất phía Đông Nhật Bản vừa qua, ngoài tuyến Sengoku thì tất cả các tuyến khác đều có. Đường sắt Sanriku cũng vậy. Cũng chính vì vậy, những hành khách đã được cứu thoát trong những chuyến tàu đó đã có thể cùng nhìn nhau, mừng vui vì sự an toàn cùng và động viên lẫn nhau và hơn nữa những người trên khắp toàn quốc khi lên tàu để đến viện trợ cũng có thể trực tiếp động viên những người con dân vùng động đất đã bị mất gia đình, nhà cửa.

Một điều rõ rang nhất được chỉ ra trong trận động đất phía Đông Nhật Bản vừa qua đó là sức mạnh cộng đồng của những vùng gặp nạn. Ví dụ, tác giả chuyên viết truyện người thật việc thật (non-fiction) Sano Shinichi có ghi lại rằng tại bán đảo Hirota thuộc thành phố Rukuzen Takata tỉnh Iwate - nơi bị cô lập hoàn toàn bởi sóng thần, có một ngôi làng đã tập hợp tất cả số gạo họ có tất cả là 70 kg, và quyết định phân phát cho người dân mỗi ngày 1go3/người (1go = 0,18l)

GS. Hara giả sự tại Tokyo cũng xảy ra trận động đất với quy mô lớn như vậy có thể nảy sinh sự hỗn loạn, bởi vì người dân chỉ luôn mải mê nhìn vào màn hình điện thoại di động hoặc smartphone mà không quan tâm đến những người cùng lên tàu với mình hoặc vô tâm với những khung cảnh trên tàu.

Việt Nam có nên làm đường sắt cao tốc

Trong thời gian qua, Việt Nam quan tâm nhiều đến vấn đề xây dựng đường sắt cao tốc. Được hỏi về vấn đề Việt Nam nên xây dựng đường sắt cao tốc hay đường sắt thường , GS. Hara Takeshi cho biết khi xây dựng đường sắt vào năm 1872, Nhật Bản không có phương tiện đi lại nào khác. Bước vào thế kỷ 20, câu chuyện đường sắt không chỉ của Việt Nam. Thời Nhật Bản xâm chiếm Hàn Quốc, Nhật cũng phát triển đường sắt ở Hàn Quốc. Nhưng sau này Hàn Quốc đã xây dựng đường bộ cũng rất phát triển. Ở Mỹ, đầu thế kỷ 20 đường sắt cũng rất phát triển. Hiện nay, Los Angeles có đường sắt chạy trên mặt đất. Theo ông, đường sắt Nhật Bản không phải là chuẩn. Việt Nam không nhất thiết phải xây dựng đường sắt cao tốc.

Việt Nam có thể học hỏi qua tai nạn đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải thảm khốc năm ngoái làm 35 người chết, 210 người bị thương khi tốc độ chạy của tàu này còn lớn hơn tàu cao tốc Sinkansen của Nhật.

Vẻ đẹp dọc đường sắt (Ảnh: Internet)

Đường sắt Nhật Bản có thể nói là ấn tượng đối với những người từng đến Nhật và có lẽ cả với những người được nghe kể. Tôi may mắn có cơ hội đến Nhật và phương tiện chủ yếu đi lại là đường sắt. Tuy nhiên, suốt thời gian ở Nhật tôi cũng chỉ dám “nhảy lên” Shinkansen một lần để biết. Những trải nghiệm dọc theo đường sắt có lẽ là 1 trong những nỗi nhớ về đất nước mặt trời mọc.

 Linh@

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Link to full article

Lên đường!

Trưa nay mình đã "vào chuyến phượt", một chuyến mà đã lỡ hẹn đôi ba lần với nhà xe.
Chuyến này khá dài và có thể nhiều chông gai. Bọn mình sẽ cố gắng vượt qua và khám phá những ngóc ngách tiềm ẩn cảnh đẹp trên lộ trình đã dự định.

Các địa danh chính bọn mình dự định sẽ qua là:
- Thành phố Đà Nẳng: tham quan bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân và các ngóc ngách, biển Lăng Cô, khu vực núi Ngũ Hành Sơn...
- Rời Đà Nẳng hướng về thị trấn Thạnh Mỹ, tham quan các cảnh đẹp trên cung đường này (ví dụ như Khe Lim...).
Từ Thạnh Mỹ sẽ đi Prao theo QL14 (đường Hồ Chí Minh) > qua Azứt - Tây Giang > Bha Lê > A Tép > tham quan đèo Bà Lệch > hầm A Roàng 1 và 2.

- Rời Thạnh Mỹ đi Thị Trấn Khâm Đức: qua A Sanh > A Sờ, thị trấn Thạnh Mỹ > cầu Thạnh Mỹ > thác Grăng (huyện Giằng - Nam Giang) - thăm thác Nước Lang, thác Bà hoàng Mô- ních.
- Rời Khâm Đức đi Tam Kỳ theo đường 14E > Phước Hiệp > Hiệp Đức > Thị trấn Tân An > Quế Thọ > đi xã Bình Lâm. Qua TL615 đi Eo Gió > Tam Kỳ. Tại Tam Kỳ  nếu còn thời gian sẽ tham quan Tháp Chiên Đàn, Biển Tam Thanh... rồi lên openbus về lại TPHCM.

Đường Hồ Chí Minh heo hút sẽ khó khăn với người lữ khách nhưng chắc chắn là vẻ đẹp thiên nhiên từ cung đường phía Tây đất nước sẽ vô cùng ấn tượng với bất kỳ ai đã đến, sẽ đến vùng đất hoang sơ này.

Cũng như mọi lần: khi mình "đi vắng" thì Du lịch, GO! sẽ không thể cập nhật cho đến lúc mình về - chuyện post bài nóng "trên từng cây số" vẫn còn là điều ngoài tầm tay với của mình, xin các bạn thông cảm.

Mong rằng chuyến đi sẽ bình an, về lại có "một tỷ chuyện" để kể cùng mọi người. Chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với các bạn, những người yêu Du lịch, GO!, thích phượt và du lịch bụi mạo hiểm.

Lên đường với chuyến phượt đầu năm

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Link to full article

Kinh nghiệm đi… bộ

Kinh nghiem di bo

URL: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120226/kinh-nghiem-di-bo.aspx


Link to full article

5 địa danh không thể bỏ qua khi đến Campuchia

Campuchia

URL: http://hcm.24h.com.vn/du-lich/5-dia-danh-khong-the-bo-qua-khi-den-campuchia-c76a436360.html


Link to full article

48 hours in Hanoi, Vietnam

48 hours in HN

URL: http://www.guardian.co.uk/travel/2012/feb/26/vietnam-hanoi-weekend-travel?CMP=twt_gu

Mời xem thêm: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120226_48_hours_in_hanoi.shtml



Link to full article

What’s new in Vietnam

What's new in VN

URL: http://www.guardian.co.uk/travel/2011/dec/02/best-new-trips-vietnam


Link to full article

Du lịch ảo, lừa đảo hơn 70.000 người

Du lich ao

URL: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/phap-luat/61799/du-lich-ao–lua-dao-hon-70-000-nguoi.html


Link to full article

Lần đầu tiên Nga lọt vào tốp 10 thị trường lớn

Nga

URL: http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/thuongmai/72033/


Link to full article

Slogan: đặt sao cho phải?

slogan

URL: http://sgtt.vn/Khoa-giao/161229/Slogan-dat-sao-cho-phai.html


Link to full article

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Hoang sơ Phú Quý

Những dải san hô cùng những cụm đá đen, đá gành nhiều màu sắc nhấp nhô trên mặt nước biển màu ngọc bích là minh chứng về sự hoang sơ của đảo Phú Quý.

< Bãi biển hoang sơ nhìn từ trên cao.

Huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận này rộng 32km2, gồm mười hòn đảo lớn nhỏ, cách đất liền 56 hải lý. Từ Phan Thiết, muốn ra đảo Phú Quý phải đón tàu ở cảng xuất phát lúc 7g30 (tàu ra đảo ngày chẵn, về lại Phan Thiết ngày lẻ). Trên đảo có thể thuê nhà nghỉ với giá 150.000 đồng/phòng thường, 200.000 đồng/phòng máy lạnh (có thể ở bốn người/phòng). Đi lại trên đảo có thể thuê xe giá 100.000 đồng/ngày.

< Một góc đảo Phú Quý.

Ăn uống ở đảo khá ngon, giá cả dễ chịu: một lẩu hải sản bốn người ăn giá khoảng 200.000 đồng, cơm phần 20.000-25.000 đồng. Có thể thuê thuyền đi chơi, câu cá ở hòn Tranh phong cảnh rất đẹp.

Khởi hành lúc 13g từ cảng Phan Thiết, con tàu Quê Hương đưa 150 hành khách và nhiều hàng hóa cồng kềnh ra đảo trong thời gian hơn sáu giờ.

< Tàu vận chuyển hành khách, hàng hóa từ đất liền ra đảo.

Như nhiều người khác, tôi không khỏi bị chếnh choáng khi con tàu bồng bềnh trên ngàn lớp sóng vỗ. Càng ra xa bờ sóng càng mạnh, bắn những vòi nước biển lên mạn tàu - quả là một trò chơi ú tim với người lần đầu đi biển.

Nhưng về chiều sóng vỗ nhịp nhàng hơn. Đã có thể thoải mái đứng trên boong tàu buổi hoàng hôn khi mặt trời đỏ hồng trên biển, nghe những thanh âm rì rào của sóng và hứng những làn gió biển mát lạnh.

< Hồ nuôi cá thu bằng đá san hô chỉ có ở Phú Quý.

Dù gặp vài trục trặc về kỹ thuật, tàu cập bến lúc 19g30, khi ấy chúng tôi nhận biết cuộc sống ở đảo qua ánh sáng của ngọn hải đăng cao vút và một vệt sáng dài quanh bờ biển do đèn câu mực của hàng trăm chiếc thuyền câu đêm kết lại...

< Điện gió trên đảo Phú Qúy.

Anh Phan Văn Minh, kỹ sư điện gió 58 tuổi, đã 20 lần đi lại công tác trên đảo. Công việc khiến anh bén duyên với hòn đảo này từ lúc Phú Quý chưa có đường đi, chưa có nhà máy nhiệt điện. Với chúng tôi, anh còn là hướng dẫn viên du lịch tự nguyện, nhiệt tình chỉ dẫn từng địa điểm tham quan “không thể bỏ qua” trên đảo.

< Làng chài nhìn từ trên núi Cao Cát.

Đó là gành Hang với hàng ngàn gành đá đen nhánh, lung linh màu sắc vào mỗi bình minh; là vịnh Triều Dương với bãi cát lấp lánh ánh vàng trải dài cùng màu xanh ngọc bích của nước biển vào mỗi hoàng hôn...

Theo chân anh, chúng tôi lần lượt tham quan bảy ngôi chùa đồ sộ trên đảo như Linh Quang, Linh Bửu, Linh Sơn, Liên Hoa... Điều lạ là tất cả chùa trên đảo không có sư trụ trì, đều do phật tử trên đảo tự đóng góp xây dựng và quản lý.

< Vịnh Tranh, toàn cát vàng không dấu chân người.

Vạn An Thạnh (xã Tam Thanh) là một kiến trúc tôn giáo thờ thần Nam Hải, biểu trưng cho khát vọng trời yên bể lặng của ngư dân, nơi lưu giữ bộ xương cá voi lâu đời (người dân gọi tôn kính là “ngọc cốt của ông”) và một số sắc phong của các vua triều Nguyễn. Phía sau vạn An Thạnh có bãi đá với nhiều hình dạng lạ mắt, theo anh Minh, có thể được hình thành từ hàng trăm triệu năm của quá trình phong hóa, bởi Phú Quý nguyên là một núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu. Người dân trên đảo đã tạc vào bãi đá những hồ nuôi cá thu trong vắt.

Đối diện Vạn An Thạnh là chùa Linh Sơn trên đỉnh Cao Cát, một trong hai ngọn núi cao nhất đảo với tượng Phật Bà Quan Âm được đặt trên một bệ đá khổng lồ trên đỉnh núi. Từ đỉnh Cao Cát có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn biển cả, những rừng thông bạt ngàn, làng mạc trên đảo...

Cũng ở đây vào những buổi chiều muộn, thật tuyệt vời khi ngắm ánh tà dương đổ xuống những cánh buồm trắng đang căng mình đón gió cùng những thuyền đánh cá đang thả neo im lìm bên kè đá... Nhìn ra xa còn thấy những hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Trào, hòn Đen... đượm màu nắng giữa trời và biển, quả là một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ và thơ mộng.

< Chiều về trên vịnh Triều Dương.

Trước khi rời Phú Quý, chúng tôi đến tham quan chợ cá từ khi trời chưa hửng sáng. Ở đó, những phụ nữ tảo tần đã tụ tập đông đảo bên bến cảng, chờ những chuyến tàu đánh cá trở về rồi tỉ mẩn chọn từng loại cá... Một ngày mới bắt đầu trên đảo với những rổ cá biển ánh xanh, những chú cua huỳnh đế hay những con mực nhỏ xíu do lũ trẻ câu được...

Trở về đất liền trên con tàu Bình Thuận 18, tôi dõi mắt nhìn về phía những thuyền cá ăm ắp, những xe máy, xe đạp đang nối đuôi nhau chở những chuyến hàng... Cảnh sinh hoạt bình dị ấy làm tôi nhớ đến mấy câu thơ của nhà thơ mặc áo lính Khai Trinh: “Nắng chiều trải xuống bãi Gành/ Nhìn về Phan Thiết, biển xanh xa vời/ Ngư dân vui cảnh ngàn khơi/ Lênh đênh trên nước, cuộc đời thong dong...”.

Du lịch, GO! - Theo Tuoitre CN, VbExoress

Link to full article

Uống cà phê theo cách của người Êđê

Nhâm nhi một tách cà phê vào mỗi sáng thức dậy đã trở thành thói quen của rất nhiều người dân đô thị, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, ít người biết rằng có một dân tộc thiểu số sống ở Đắk Lắk hay ở các tỉnh Tây Nguyên cũng có thói quen uống cà phê buổi sáng như vậy. Đó là người dân tộc Êđê. Nhưng kiểu uống của họ hoàn toàn khác với người Kinh.

4g sáng, lúc đại đa số mọi người còn đang ngủ thì người Ê đê lại say sưa bên cốc cà phê của mình. Chị H’ Diai (buôn M’ Grư, Xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đăk Lắk), một trong 4 người con gái trong gia đình dậy nhóm lửa đun bếp. Chị gái của chị thì vác gùi ra suối lấy nước, con suối cách nhà khoảng 5km. Có nước về, cả mấy mẹ con cùng nấu cơm, nhưng trước hết là pha cà phê cho cả đại gia đình 4 hộ gồm 16 người cùng uống.

Uống cà phê buổi sáng đã trở thành một thói quen sinh hoạt của hơn 195.000 người Êđê sinh sống ở Đắk Lắk chứ không riêng gì gia đình chị H’ Diai. Với họ, buổi sáng không có cốc cà phê thì cả ngày sẽ thấy không khỏe mạnh, không tỉnh táo để làm việc.

Khác với người Kinh, những người phụ nữ Êđê phải dậy từ 3g sáng để rang xay cà phê, những hạt cà phê ngon nhất trong vườn nhà được hái riêng để dành uống trước khi xuất khẩu ra bất cứ nước nào trên thế giới.

Lúi húi bên cối giã cà phê khi trời còn mờ mờ sương lúc bình minh, chị H’ Năm Mê (Buôn M’ Grư, Xã Cư Xuê, huyện Cư Mgar, Đăk Lắk) cho biết: “Cà phê này nhà tự trồng, tự sản xuất, giã ra, lấy cà phê ngon nhất, cà phê chín nhất, lựa chọn rồi phơi khô, rang và tự xay; không pha bất cứ tạp chất gì, mà còn nguyên sơ cà phê của đồng bào dân tộc mình.

Sáng sớm các chị em phụ nữ giống như tụi mình phải giã buổi sáng. Đây là một thói quen, nó không phải nghiện, bất cứ gia đình nào cũng phải uống cà phê. Mỗi lần giã khoảng 10kg uống dần”.

Thông thường, một gia đình 16 người sẽ cần đến khoảng 5 thìa to cà phê bột nguyên chất. Cà phê của họ rất đặc, không pha sữa hay hương liệu nào. Chỉ có cà phê đen sánh, nhưng có màu vàng như mật ong pha cùng với đường.

Cái vị chát chát và đắng ngắt của cà phê nguyên chất có lẽ chỉ có người sành cà phê mới cảm nhận hết được vị ngon. Cà phê không pha bằng phin mà được cho vào những chiếc túi được làm bằng vải xô nhiều lớp, do những người phụ nữ tự khâu.

Chị H’ Diai cho biết về thói quen rất thú vị của người Êđê: Một ly cà phê nhỏ được chuyển qua tay nhiều người; nhiều người uống chung một ly mới vui, mới đoàn kết. Sự gắn kết cộng đồng của người Ê đê, một phần nào đó cũng được thể hiện trong cách uống là lạ này.

Không chỉ người lớn, mà trẻ em người Êđê đến 3 tuổi đã bắt đầu uống cà phê. Cà phê đã trở thành người bạn đồng hành cùng người Ê đê trong suốt cuộc đời.

Mỗi buổi sáng, họ uống cà phê trước khi ăn bất cứ thứ gì vào bụng. Sau đó là bữa sáng, bữa cơm chính trong ngày. Đấy mới là lúc người phụ nữ có thời gian làm đẹp cho mình và người đàn ông chuẩn bị lên rẫy. Còn trẻ con với ly cà phê buổi sáng đã đem đến cho chúng đủ năng lượng để chạy nhảy cả ngày và đợi bố mẹ làm rẫy trở về. Hầu như nhà nào ở đây cũng đều trồng cà phê xuất khẩu.

Cà phê là nguồn thu nhập chính cho mỗi gia đình, nhưng nó còn gắn bó hơn thế, bởi uống cà phê đã trở thành một tập tục được tiếp nối từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình người Êđê.

Du lịch, GO! - Theo VTV, internet

Link to full article

“Tour homestay” ở Cù lao Chàm

12 hộ gia đình ở cù lao Chàm (Hội An) vừa đón những du khách đầu tiên lưu trú trên đảo theo mô hình tour homestay vừa đưa vào hoạt động hôm đầu tháng 5.

< Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông.

Theo UBND thành phố Hội An, do việc phân vùng bảo tồn khu sinh thái biển Cù Lao Chàm đã ảnh hưởng đến sinh kế của 12 hộ gia đình này, nên thời gian qua họ được Ban quản lý Khu bảo tồn biển và chính quyền địa phương hỗ trợ, tập huấn và đào tạo cho những kỹ năng giao tiếp và phục vụ buồng phòng, kỹ thuật nấu ăn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tính toán định mức kinh doanh, lưu trú… để làm dịch vụ du lịch gia đình.

Sau đây là một số hình ảnh về hình thức du lịch "tour homestay":

< Khu du lịch gia đình.

< Những căn phòng được thiết kế với chất liệu gỗ tự nhiên.

< Căn nhà đầy đủ tiện nghi được xây cất bằng chất liệu thủ công rất mộc mạc, giản dị.

< Du lịch "tour homestay" thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

< Những món ăn dân dã.

< Chòi nghỉ chân sau những chặng đường thăm thú.

Mô hình này sắp tới sẽ mở rộng cho nhiều gia đình khác trên đảo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.

Du lịch, GO! - Theo Quehuong

Link to full article

Khu giải trí tại Hòn Tằm (Nha Trang) chính thức đón khách

Khu vui chơi giải trí Life Paradise (Hòn Tằm, Nha Trang) sẽ chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày 19/5 tới. Khu vui chơi giải trí Life Paradise rộng 4,7 ha, có địa hình, thiết kế và nhiều dịch vụ rất độc đáo, hứa hẹn là một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

Ở đây có hồ bơi rộng 2.700m2; nhà hàng Ocean View có sức chứa 600 khách; khu vui chơi trẻ em có các trò chơi vận động: xây dựng lâu đài cát, khu vườn cổ tích, khu trò chơi dân gian… Đặc biệt, nơi đây còn có khu nhà cổ 200 năm tuổi với vườn cây, đá cảnh, trưng bày các vật dụng gia đình xưa.
Đây cũng là nơi phục dựng, biểu diễn và hướng dẫn lại những nghề truyền thống của dân tộc: nung gạch gốm, thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ… Cũng trong khu vực này, Công ty sẽ đưa vào hoạt động khinh khí cầu trong tháng 7.

Khách sẽ được đưa đón từ cảng Du lịch Hòn Tằm bằng canô cao tốc, được tắm biển, bơi hồ, tham gia các trò chơi trong khu du lịch, xem biểu diễn ca múa nhạc dân tộc… và thưởng thức bữa ăn trưa với thực đơn 15 món mặn và 5 món chay hấp dẫn tại nhà hàng Ocean View. Ngoài ra, khách còn có thể tham gia các trò chơi cảm giác trên biển: kéo dù bay, jetsky, phao chuối, lướt ván, lặn thám hiểm, tập đánh golf, tennis, các tour dã ngoại…
Cách đây 4 tháng, Công ty đã đưa vào hoạt động khu resort Eco Green tiêu chuẩn 5 sao.

Khu Du Lịch và Nghỉ Mát Hòn Tằm

Đảo Hòn Tằm là một điểm du lịch sinh thái đảo nằm ở phía nam vịnh Nha Trang. Nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới tươi xanh rợp mát bốn mùa, bờ cát dài uốn lượn như nàng tiên cá phô diễn nét đẹp mịn màng của tạo hoá bên ngàn trùng sóng vỗ êm dịu suốt ngày đêm.

Phía dưới những ghềnh đá nhấp nhô là làn nước xanh như ánh pha lê với hàng trăm loài cá tụ thành đàn tung tăng trẩy hội len lỏi trong những rặng san hô trăm hồng nghìn tía đua nhau khoe sắc... Tất cả đều huyền ảo và vô cùng thơ mộng. Chính vì vậy, Hòn Tằm ngày càng được nhiều du khách chọn làm nơi vui chơi, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ.

Không những tham quan, tắm biển mà quý khách còn có thể tham gia các loại hình thể thao giải trí như leo núi, thám hiểm rừng, bay dù, chèo xuồng, lướt ván, thuyền buồm, môtô nước, cầu lông, bóng chuyền... và đặc biệt khám phá thế giới dưới đáy đại dương.

Cách đây 10 năm Hòn tằm là một hoang đảo. Bây giờ thì nó đã trở thành một khu du lịch sinh thái biển hấp dẫn. Rất nhiều du khách đã đến đây, đối với họ, ấn tượng về một Hòn tằm và kỷ niệm về một kỳ nghỉ dưỡng vẫn còn mãi thao thức trong trái tim họ. Hòn đảo xinh đẹp, bình dị và thân thương này nằm ngay trong vùng biển Nha trang, chỉ cách đất liền 5 km, một cự ly vừa phải cho khách du lịch không quen với sóng nước đại dương.

Hòn tằm, tên gọi mang ý nghĩa tượng hình do người dân chài thuở xa xưa để lại. Được gọi là Hòn tằm bởi hòn đảo trông giống như một con tằm màu xanh lục đầu hướng về phía đông. Một cách nhìn hình tượng và đa cảm của các bậc tiền nhân đã làm cho Hòn tằm có thêm nét mềm mại và thi vị. Thuở ấy, Hòn tằm còn là một trong những đảo dành cho ngư dân vùng biển đốn củi, chài lưới, thu nhặt vỏ sò, vỏ ốc, san hô, là một hòn đảo vô danh, quạnh hiu và tẻ nhạt chưa hề có tên trên bản đồ du lịch biển của Nha trang, Khánh hòa. Hòn tằm ẩn chứa trong sâu thẳm một tiềm năng du lịch to lớn mà trước đây chưa được nhận biết và khai thác. Xác định được tiềm năng du lịch mạnh nhất của Nha trang, Khánh hòa là du lịch biển đảo, từ năm 1992 Công ty cung ứng tàu biển thương mại và du lịch Nha trang đã tổ chức khảo sát lập dự án trình UBND tỉnh…

Ngày nay hòn tằm đã trở thành một khu du lịch sinh thái biển đảo quy mô và bề thế. Với diện tích mặt bằng 10 hecta, Hòn tằm được xây dựng thành 2 khu liên hoàn là khu A và khu B. Khu A là một bãi tắm hình vòng cung, bờ cát mịn màng tạo cảm giác thích thú cho khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi khi họ có dịp đến với khu du lịch đảo Hòn tằm. Tại đây một nhà hàng lớn có khả năng phục vụ cùng lúc 300 thực khách với những món ăn đặc sản biển. Khu vệ sinh và 32 phòng tắm nước ngọt đủ phục vụ nhu cầu của khách.

Cũng dọc theo bãi tắm khu A này, một hệ thống kiốt được dựng lên để phục vụ du khách đi theo từng nhóm hoặc từng gia đình. Một hệ thống đa dịch vụ được triển khai phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí như: nhảy dù, đi mô tô nước, lướt ván, thuyền buồm, phao chuối luôn luôn sẵn sàng tạo nên niềm khởi hứng cho du khách. Sau khi đắm mình thỏa thích trong dòng nước mát lạnh của biển cả, du khách có thể tìm cảm giác mạnh trên những chiếc mô tô cao tốc, cưỡi sóng băng nhanh trên mặt nước trong xanh như ngọc. Hoặc có thể thưởng thức những phút thăng hoa lơ lửng trên không trung giữa biển trời bao la.

Hòn tằm lặng lẽ đi từ không đến có, từ một đảo hoang đến một khu du lịch sôi động có sức hấp dẫn mọi đối tượng khách du lịch bởi những dịch vụ mới lạ, hiện đại chỉ có thể có ở hòn tằm.

Khu B được đầu tư xây dựng như một làng nghỉ mát. Đây là khu nghỉ dưỡng cao cấp được thiết kế đẹp, hợp lý có nhiều nét đặc biệt. Khoang nghỉ mát gồm 10 khu nhà nghỉ biệt thự mang màu sắc Á đông. Mỗi ngôi nhà được chia thành 2 phòng sang trọng và lịch lãm. Tất cả những ngôi biệt thự đều hướng mặt ra biển khơi để đón những làn gió hào phóng nồng nàn hương vị đại dương. Trong mỗi căn phòng của khoang biệt thự này được trang bị đầy đủ các dịch vụ của một khách sạn sang trọng, một thế giới ấm cúng và thanh lịch.

Chung quanh nhữnh ngôi biệt thự này mọc đầy những loài hoa thảo mộc, những loài cây dân dã đồng nội của quê hương Việt nam. Chính những nét kiến trúc giản dị phóng khoáng mang dấu ấn một nền văn minh lúa nước của người Việt cổ cùng một không gian dân dã sẽ tạo cho du khách những cảm giác đặc biệt. Khu nghỉ mát cao cấp của Hòn tằm quả là một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời bởi những ưu thế tuyệt vời của thiên nhiên . Đây sẽ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Nha trang, Khánh hòa.

Tuy là một khu du lịch hải Đảo nhưng mỗi khi du khách đến tham quan và nghỉ mát tại khu du lịch Hòn Tằm luôn có được cảm giác an toàn, thoải mái, sạch sẽ và hiện đại. Khu nhà nghỉ biệt thự với những phòng ngủ cao cấp. Hệ thống công trình phụ hiện đại với máy tăm nước nóng, lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, truyền hình vệ tinh, điện thoại IDD...

Ngoài ra, tại đây còn có một nhà hàng lớn với sức chứa trên 300 lượt người và luôn có những món ăn hải sản tươi sống. Với đội ngũ phục vụ nhanh nhẹn, tháo vát và các đầu bếp đã từng học và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: Đảo Hòn Tằm, Vinh Nguyen, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Điện thoại: (84-58) 829100 ; Fax: (84-58) 814587
E-mail: hontamresort@dng.vnn.vn
Vị trí khu du lịch: Đảo Hòn Tằm
Giá phòng từ: 150.000đ

Du lịch, GO! - Theo BKH, Nhatrangtravelco

Link to full article