Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Nhớ về chuyến phượt đầu tiên-du lich nha trang

Nhớ về chuyến phượt đầu tiên-du lich nha trang

Kể từ chuyến Madagui - Đạ Tẻh "Hành trình du lich Nha trang tìm thác và đèo" đến nay đã thấm thoát 2 tháng rồi, bọn mình vẫn chưa làm được chuyến nào khác. Thật ra thì kế hoạch đã có từ khi mới về nhưng...
Nhưng gì ban biết không? Thời gian? Bọn mình có thể thu xếp được - Tiền à? Cũng không phải, do các chuyến đi toàn phượt bụi nên không tốn kém quá nhiều - không là vấn đề trầm trọng.
Đêm du lich Nha trang trong không gian yên tĩnh, thoáng đãng và ánh đèn hiu hắt len lỏi giữa những con đường rộng lớn, chúng ta vẫn bắt gặp những gánh hàng rong. Ngồi xuống và thưởng thức vài hột vịt lộn hay miếng chả lụa mỏng mới nhận ra cái duyên thầm của người bán hàng về đêm
Cái "nhưng" đây là do thời tiết: hai tháng nay đã vào chính mùa mưa: liên tục 3 cơn bão khiến cả nước âm u: phượt một phát mà trong thời tiết này thì có lẽ ngồi uống cà phê chờ mưa tạnh mệt nghỉ! Đó là chưa kể đến cảnh mưa gió bão bùng mà bọn mình có thể gặp phải khi đang giữa rừng hay chênh vênh trên đỉnh đèo, thật nguy hiểm.
du lich nha trang
Vậy nên chước "chờ" là thượng sách, mong cho đến một ngày đẹp trời nào đó, có thể vài ngày nữa, có thể một hai tuần sau... khi trời quang mây tạnh là bọn mình sẽ lại vi vu trên mọi nẻo đường!
Nằm nhà lại nhớ những chuyến đã qua: thấm thoát cũng đã quá 2 năm rồi. Nhớ chuyến phượt đầu tiên đến Mũi Né: chuyến này mình chưa bao giờ tường thuật lại trên Du lịch, GO! đơn giản vì lúc ấy mình chưa có máy chụp hình, không ghi lại được những hình ảnh ngoại trừ những gì còn ghi lại trong tiềm thức kẻ lãng du. Thôi tạm kể lại cho bà con nghe chơi vậy.
du lich nha trang tour
Nói là chuyến đầu tiên nhưng trước đó thì bọn mình cũng đã làm hàng chục chuyến đi đây đó rồi. Tuy nhiên những chuyến này là đi theo dạng tour "địa phương" giá bèo. Gọi là tour địa phương vì các chuyến đi này do những người gần nhà, trong xóm tổ chức: họ thuê xe 50 chổ, thu tiền vé cho chuyến rồi chở khách đi, đưa đi tham quan và chở về - Mỗi chuyến như vậy thường gói gọn trong 3 ngày: tối thứ sáu đi, trưa chủ nhật về.
Các địa điểm mà bọn mình đi tour này thường là Dinh Thày Thím - Núi Tà Cú (hay Mũi Né) - Cổ Thạch với giá chỉ hơn trăm ngàn, ăn ở tự mình lo.
du lich nha trang gia re
Được bảy tám chuyến thì bọn mình chuyển qua đi tour của nhà tổ chức khác: Ngọc Giàu. Chổ này thì có xe riêng 45 chổ, nếu chuyến nhiều khách thì họ hợp đồng thêm xe 50 chổ nữa - bao ăn ở khá chu tất... nhưng ở ghép 4 người/phòng - nếu mình muốn phòng riêng thì trả thêm 80k, bọn này chọn phương cách này cho thoải mái.
Ăn thì cũng khá lắm đo nhà tổ chức họ đem theo nồi niêu xong chảo, cả bàn ghế đủ hết - tới nơi thì tài xế chở mình đi tham quan còn nhà bếp ở lại KS lo chợ búa, nấu nướng... chờ "đám giặc đói" về là dọn ra như mâm cổ, đông vui.
du lich nha trang gia tot
Những chuyến đi này thì cũng được lắm với giá mềm hơn nhiều so với các CTy du lịch, ăn cũng ngon và đầy đủ nhưng sự tư do vẫn chưa hoàn toàn: có những điểm tham quan mình không thích nhưng cũng phải theo đoàn chứ không lẽ nằm nhà. Vào các nơi cũng phải hẹn thời gian quay ra kẻo người khác chờ, ăn cũng vậy: đến giờ là quây vô bàn. Một số ít thời gian được tự do thì không thể đi xa do phải lết bộ. Nói chung: chuyến tốt nhưng chưa thỏa mãn.
Bọn mình đi nhà tổ chức này được 2 chuyến: Chuyến Phú Quốc, chuyến Đà Lạt Nha Trang... rồi thì cái máu phượt bắt đầu phát sinh: vậy là tự làm một chuyến xem thế nào. Đây chính là chuyến du lịch bụi đầu tiên hướng về Mũi Né.

Du xuân thưởng hoa-du lich nha trang

Du xuân thưởng hoa-du lich nha trang

Một tuần trước Tết dương lịch du lich Nha trang không hẹn mà gặp, nhiều người không khỏi hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của “nhân vật chính” - hoa - ở các điểm đến có các sự kiện nổi bật như festival hoa Đà Lạt, phố hoa Hà Nội và Sa Pa...
Tranh thủ các trường học vừa kết thúc kỳ thi học kỳ I, các trường quốc tế vào dịp nghỉ đông, từ sáng thứ sáu, thậm chí tối thứ năm tuần này, nhiều gia đình tại TP.HCM, Hà Nội... đã lên đường theo kế hoạch nghỉ lễ Giáng sinh 3-4 ngày hoặc du ngoạn dài ngày đến Tết dương lịch.
Ở một thành phố bốn mùa có khách du lich thì ăn khuya là nhu cầu không thể thiếu. Các món ăn khuya ở du lich Nha trang không cầu kỳ như các món ăn ban ngày, đôi khi chỉ để lót lòng sau một đêm làm việc hoặc rong chơi
Sa Pa: ngắm đào nở sớm, chờ tuyết rơi
Sa Pa đang thật sự cuốn hút những bước chân đi khắp mọi miền đất nước. Trời rét sâu nhưng khô ráo, nắng hanh vàng những vạt rừng sa mộc, óng ánh mặt nước hồ Xuân Viên giữa lòng thị trấn nhưng bất chợt trùm phủ mây mù huyền ảo.

Nhà thờ đá nơi phố cổ thị trấn lộng lẫy hơn, với những chùm đèn màu và hang đá được trang hoàng thật đẹp cho lễ Giáng sinh.
du lich nha trang
< Tranh thủ thưởng hoa sớm ở khu vực “Không gian hoa đẹp” đang thi công tại Đà Lạt.
Năm nay, đào rừng Sa Pa nở sớm. Khắp sườn núi Hàm Rồng, nhất là ở khu vực trại cây ôn đới, rừng đào khoe sắc hồng trong bảng lảng sương mù, trở thành tâm điểm của những tay săn ảnh. Theo kinh nghiệm dân gian, trời rét sâu trong điều kiện khô ráo, thêm đợt lạnh tăng cường nên trong những ngày tới rất có thể xuất hiện băng tuyết. Nhiều du khách Tây, ta lên đây vui lễ Giáng sinh cho biết sẽ ở lại đến Tết dương lịch để có dịp ngóng chờ tuyết rơi.
Đà Lạt: hồi hộp chờ hoa
du lich nha trang dep
Cuối tuần này, một số không gian hoa quanh thắng cảnh hồ Xuân Hương đã bắt đầu “lộ dạng”. Khách du lịch ngại không khí lễ hội đông đúc từ TP.HCM, Nha Trang và các tỉnh lân cận đã đổ lên thành phố sương mù tranh thủ đón lễ Giáng sinh, thưởng hoa sớm. Để làm nổi bật chủ đề hoa, Festival hoa Đà Lạt lần 4-2012 (từ ngày
30-12-2011 đến hết 3-1-2012) tập trung xây dựng những không gian hoa thật ấn tượng phục vụ người yêu hoa. Chỉ tính riêng khu vực hồ Xuân Hương, ban tổ chức đã vận động xã hội hóa thực hiện 14 không gian hoa, thảm hoa và công trình hoa.
Tại khu vực quảng trường Lâm Viên - nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2012 - là một sân khấu được trang trí bởi 25.000 chậu hoa cúc, lily, đồng tiền, lan hồ điệp... Đối diện là những chú ong, thiên nga, gấu, mèo ngộ nghĩnh kết bằng hoa tươi. Tiếp đó là những sắc màu của công viên hoa Đà Lạt, đảo hoa Bích Câu, không gian hoa pensée tại nhà hàng Thanh Thủy, không gian hoa cầu Ông Đạo, đường hoa Lê Đại Hành, đường hoa Roman Palace...
du lich nha trang tour
Tại công viên Bà Huyện Thanh Quan và vườn tượng trong công viên hoa Đà Lạt là sắc hương của những loài hoa dại, làm tăng thêm sự lãng mạn cho phố hoa.
Điểm nhấn của những không gian hoa quanh hồ Xuân Hương là “Không gian hoa đẹp” do Hiệp hội Hoa Đà Lạt thực hiện trên diện tích 3,2ha trong sân golf Đà Lạt, với chín khu trưng bày hoa và hơn 300.000 đơn vị hoa các loại. Trong đó có khu triển lãm các loài hoa nguồn gốc châu Âu, ấn tượng nhất là thảm hoa tulip với 120.000 đơn vị hoa cùng nhiều mô hình biểu tượng các kiến trúc đặc trưng năm châu lục, khu vực “Hoài niệm hoa Đà Lạt”...
Tại lễ hội hoa cũng có các phiên chợ hoa, hội chợ ẩm thực hoa, chương trình triển lãm hoa quốc tế. Ngoài ra, nhiều điểm du lịch xây dựng một số thảm hoa phục vụ du khách. Ba làng hoa Hà Đông, Thái Phiên và Vạn Thành mở cửa đón khách tham quan thưởng lãm. Trong đó làng hoa Vạn Thành vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận là làng nghề sản xuất hoa truyền thống và trở thành điểm đến lý thú cho những người yêu hoa hồng.
du lich nha trang gia re
Tuy nhiên, hiện ở các khu vực trưng bày, sự xuất hiện của các “nhân vật chính” vẫn còn thưa thớt và mọi người đang hồi hộp chờ xem các loại hoa cao cấp. Theo ông Trần Huy Đường - chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, ngoài các loài hoa làm “nền”, đến phút chót các loại hoa tulip, lily... mới được mang ra trưng bày.
Ông Đường khẳng định không có chuyện thiếu hoa vì hiệp hội đã chi hàng tỉ đồng đặt hoa cao cấp ở các công ty hoa uy tín như Dalat Hasfam, Dahara, Boni Fam... Riêng hoa tulip đang được các chuyên gia Hà Lan theo dõi sát sao để hoa nở đúng ngày.
Hà Nội: mong đào nở đúng dịp
du lich nha trang gia totMột tuần trước khi phố hoa diễn ra, cả nghệ nhân và các nhà vườn đang nín thở chờ đào nở đúng dịp. Hai tháng trước, các nghệ nhân đã lặn lội đến tận vườn chọn từng gốc đào, đánh dấu và đặt hẹn nhà vườn thời điểm ra hoa.
Nghệ nhân hoa quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Thời tiết đẹp, thuận lợi, đào năm nay sẽ ra hoa đều và dày bông. Phương án thay hoa hỏng khá thoải mái vì đào năm nay nở sớm”. Dự kiến, 50 gốc đào, 50 gốc quất sẽ tạo không gian gợi nhớ không khí làng hoa tết Hà Nội. Đây cũng sẽ là mùa lễ hội sử dụng chủ yếu các loại hoa trồng ở đất Hà thành. Đặc biệt, những loại hoa của Hà Nội xưa sẽ được dùng trang trí cho không gian nhà cổ Bắc bộ.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Sông Hương một đêm không ca Huế

Song Huong

URL: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120304/song-huong-mot-dem-khong-ca-hue-4-3-2012.aspx


Link to full article

Hang động, địa đạo và hầm rượu ở Việt Nam hút khách du lịch

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Một số đặc trưng ấn tượng nhất của Việt Nam lại nằm dưới mặt đất.

(ICTPress) - Một số đặc trưng ấn tượng nhất của Việt Nam lại nằm dưới mặt đất. Việt Nam đang nỗ lực xây dựng các công trình cao tầng, nhưng có những thứ chìm dưới lòng đất hứng thú hơn nhiều so với tòa nhà chọc trời - đó là những hang động cao tới 40 tầng và những địa đạo nằm ngay dưới bàn chân bạn.

Dưới đây là những địa điểm dưới lòng đất chỉ có ở Việt Nam được trang du lịch của CNN giới thiệu.

Hang động lớn nhất thế giới

Cả một khối phố Manhattan, gồm các tòa nhà, có thể chui vừa bên trong hang Sơn Đoòng ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Một cái hang tuyệt vời để ẩn náu

Nhưng bạn sẽ không tìm thấy thứ gì thuộc đô thị ở đây. Ở hang lớn nhất thế giới này có những măng đá sừng sững, có măng cao đến 70m, sừng sững thành các khối văn phòng bê tông trong khi những tia sáng từ trên rót xuống những khu vườn hoang dã ở dưới chân hang.

Sơn Đoòng là một trong nhiều hang nằm ở dưới sâu 85.754 hectare của vườn quốc gia, là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Trong khi phong cảnh đá vôi trên đỉnh rất ấn tượng, hệ thống hang động và các dòng sông ngầm cho du khách một trải nghiệm riêng biệt có thể gọi là “Chuyến đi đến trung tâm của trái đất”.

Để đến được đây phải mất 6 tiếng di chuyển vất vả vào rừng. Hai hang mà nhiều khách du lịch thường đến là địa điểm trùng tên của vùng này là Phong Nha và Thiên Đường.

Ngạc nhiên Hạ Long

Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi sự vùng đá vôi tách biệt rải rác trên toàn bộ Di sản thế giới do UNESCO công nhận này. Một hành trình lý thú, tuy nhiên, còn là màu nước lục bảo và đá vôi; những chuyến đi thường phải đến hang Sửng Sốt.

Một hang động rất tuyệt vời cho những ai muốn ẩn náu

Hang siêu lớn này còn có hai không gian măng đá và thạch nhũ được thắp sáng bằng những chiếc đèn màu cầu vồng nở hoa. Có vẻ như hơi sơ sài so với Phong Nha - Kẻ Bảng nhưng rất giá trị để khám phá.

Hướng dẫn viên địa phương say sưa mô tả những phần nổi bên trong trông giống những hình người và các con vật và vào lúc cao điểm những đèn leser đỏ của người hướng dẫn lia liên tục lên trần hang. Mặc dù vào lúc đông đúc thì nơi đây vẫn thấy rộng, từ dưới lên trần cao tới 30m.

Địa đạo Củ Chi

Khách du lịch chui xuống hầm.

Đi dưới địa đạo Củ Chi không dành cho người sợ hãi bị giam giữ - thậm chí ở cả những khu vực đã được nới rộng cho những người phương Tây.

Những du khách như cảm thấy bị siết lại chỉ chịu được vài phút, tuy nhiên, không thể so sánh với cuộc sống đã như thế nào đối với hàng ngàn người dân Việt Nam đã phải nhiều năm sống dưới mặt đất ở đây trong cuộc chiến tranh Mỹ ở Việt Nam.

Việc xây dựng địa đạo này bắt đầu trên mạng lưới những con đường bí mật vào những năm 1940 và lúc hoàn thành là trải rộng hơn 250km, kéo đến tận biên giới Campuchia. Bên trong là bệnh viện, những khu vực riêng cho sinh hoạt, ăn uống, ngủ và lập kế hoạch quân sự, tất cả do quân đội sử dụng để thực hiện các công tác bí mật dưới lòng đất trong 20 năm.

Hiện nay chỉ có hai phần được mở để đón du khách là Bến Đình và Bến Dược, nằm cách 60 - 70 km về phía Tây Bắc Sài Gòn. Bên cạnh đó đi qua một phần mở rộng của địa đạo, khách du lịch có thể ngạc nhiên ở những hành lý thô sơ của một thời ác liệt hay thậm chí đã cháy hết.

Ngôi làng bí mật

Địa đạo Vĩnh Mốc chỉ khoảng 1% chiều dài của địa đạo Củ Chi, nhưng vẫn dài tới 2km. Địa đạo này không gây ngạc nhiên như Củ Chi nhưng khi bạn chứng kiến những cùng cực mà những gia đình đã sống ở đây thì bạn vô cùng ấn tượng.

17 em bé đã ra đời tại đây

Vĩnh Mốc nằm ở miền Trung dưới sự bao vây của những đột kích trên không trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Để bảo vệ, người dân ở làng này đã di chuyển xuống sống dưới lòng đất và hình thành một ngôi nhà bí mật dưới lòng đất.

Nơi đây cũng có 3 tầng, tầng thấp nhất là sâu dưới 23m. Địa đạo này mất 18 tháng để đào xong và người dân sống dưới hầm trong 6 năm - trong khoảng thời gian này có 17 em bé đã chào đời dưới địa đạo.

Để đến được đây bạn phải bắt xe hoặc đi xe ô tô riêng từ Đồng Hới hoặc Huế mất vài tiếng.

Hà Nội uy nghi theo thời gian

Đi chầm chậm vào khu di tích khảo cổ học Hoàng Thành Thăng Long yên tĩnh, bạn như cảm giác bạn ở đâu đó bất định.

Cách xa những ồn ảo và lưu dấu tích lịch sử

Không giống như những điểm đông khách du lịch khác của thủ đô nơi đây là còn lại của thành lũy cổ - Hà Nội cổ giống như Tử Cấm Thành của Bắc Kinh - và khu khảo cổ học cách xa những tòa nhà lớn nên khá yên tĩnh.

Khu vực này rộng 33.000m2, là phần trung tâm của Hà Nội còn lưu giữ những dấu vết của các triều đại đã trị vì đất nước hơn 1000 năm. Khách du lịch có thể đi bộ dọc theo những đường đi trên nền cũ vượt qua những cái giếng, những con lạch khô nước, và nhiều chồng đá.

Những biển hiệu dọc bên đường là bằng tiếng Việt và nếu bạn không quá quan tâm tới khảo cổ học bạn có thể thích thú với những tòa nhà nằm yên tĩnh dọc con phố bên cạnh Hoàng Thành.

Nơi đây chỉ mở cửa thứ 7 và chủ nhật từ 9h đến 11h và 14h đến 17h.

Kho 5 sao của Hà Nội

Những vị khách ở khách sạn Sofitel Metropole lâu đời ở Hà Nội trong thời hỗn loạn của cuộc chiến tranh đã có trải nghiệm dưới lòng đất khá rộng rãi. Vào mùa hè năm 2011, quầy Bar Bamboo đã được sửa chữa dựa trên cái kho đã bị quên lãng từ lâu.

Ngồi trong hầm rượu

Không gian rộng 40m2, sâu 2m dưới sàn quầy bar, được làm thành 5 phòng và hai hành lang. Có câu chuyện kể rằng ca sỹ dân gian Mỹ Joan Baez đã từng có buổi biểu diễn ngẫu hứng trong cuộc tần công năm 1972, đã làm yên lòng các vị khách.

Việc quản lý khách sạn 110 năm này không thích bằng việc mở ra có chỗ cho du khách nhưng điều này vẫn chưa thực hiện được. Có thể nơi đây sẽ trở thành một bảo tang hay hầm rượu, nhưng vẫn chưa ý kiến nào được quyết định. Nơi đây có thể trở thành hầm/bar rượu mát lạnh của Hà Nội.

Thùy  Dương

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Link to full article

Trên đường Trường Sơn xưa

Thôi thúc mãi, cuối cùng chúng tôi cũng lên đường chinh phục cung đường Hồ Chí Minh đoạn A Đớt - A Tép, dài hơn 42km được xem là hiểm trở và kỳ vĩ bậc nhất của đường Trường Sơn huyền thoại xưa...

< Những cánh rừng huyền hoặc trong sương ở khu bảo tồn sao la.

Khởi hành từ TP Huế, sau gần hai giờ chạy xe máy ngược những con đèo quanh co, khúc khuỷu của quốc lộ 49, phố núi A Lưới hiện ra giữa ánh đèn vàng mù sương.

1 - Từ thị trấn A Lưới, tờ mờ sáng, chúng tôi phóng xe trên đường Hồ Chí Minh, men theo sông A Sháp, một phụ lưu của dòng Mekong thông qua đất Lào, để đến ngã ba A Đớt. Từ đây nếu rẽ phải, đi bốn cây số sẽ đến cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng thông thương với nước bạn Lào. Xe rẽ trái, xuôi dốc A Roàng để tiến vào cung đường hiểm trở bậc nhất trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Ngay từ dốc A Roàng, nhìn lên dãy núi cao trước mặt đã thấy miệng hầm A Roàng 1 nằm cheo leo tít trên đỉnh như thách thức lòng người.

Chinh phục con dốc dựng đứng, quanh co liên tục dài hơn 5km từ chân núi đến cửa hầm A Roàng 1, chiếc xe máy 110 phân khối cứ “gầm gừ” vì phải lui về số 1, số 2. Hầm A Roàng 1 không lớn, chỉ dài 429,5m, rộng 10,4m, cao 6,9m, nhưng trông cứ hun hút vì không có điện chiếu sáng.

Chúng tôi bật đèn xe chạy vào hầm. Độ ẩm và nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cái lạnh thấm đến sống lưng, một cảm giác rờn rợn bao trùm như đang trong hành trình trở về ngày xa xưa nào.

2 - Ra đến miệng hầm, một không gian xanh thẳm, trùng điệp bất tận của núi rừng hiện ra trước mắt như trong một thế giới khác. Đây chính là Khu bảo tồn sao la rộng đến hơn 12.000ha vừa được thành lập để bảo vệ loài động vật móng guốc đặc hữu phát hiện tại khu rừng này hơn mười năm trước. Vùng rừng nguyên sinh vô cùng quý giá chưa bị tác động, điển hình cho loại hình rừng Trường Sơn ở Trung bộ có đến gần 900 loài thực vật, hơn 500 loài động vật, trong đó 10 loài thực vật và 48 loài động vật đang bị đe dọa tiêu diệt...

< Những mái nhà mới mọc trên cung đường hiểm trở.

Men theo con đường bêtông ngoằn ngoèo, chênh vênh giữa một bên núi cao tít mù, một bên vực sâu hun hút, trong làn gió mát lạnh mang theo nhiều hơi nước từ các khe đá, cảm giác người cứ lâng lâng... Người xưa cho rằng vùng rừng đầu nguồn sông Hương này có rất nhiều loài thạch xương bồ, đem lại hương thơm đặc biệt cho dòng sông và cái tên Hương bắt nguồn từ đó, thành tên một dòng sông - “sinh cảnh văn hóa” Huế vừa thâm sâu, vừa thơ mộng, hữu tình...

Có thể dừng lại tắm suối và thác bất cứ lúc nào bởi thác ở đây nhiều vô kể. Nằm cách đoạn vài trăm mét trên đường, có thác chảy trên hẻm đá núi lộ thiên đẹp như mơ, có thác chỉ nghe tiếng róc rách vì chảy trong lòng những đám cây bụi và lau sậy rậm rì. Ở những ngọn thác này, dù không còn tìm thấy loài thảo dược thạch xương bồ, nhưng cũng có thể cảm nhận được mùi hương sự tinh khiết qua làn nước rất trong và mát.

Vượt qua hơn 20km chênh vênh giữa rừng, đi qua rất nhiều cây cầu cạn vắt ngang những ngọn thác lớn, chúng tôi đến cầu A Moong bắc ngang sông A Moong, một trong những dòng sông đầu nguồn lớn nhất đổ về sông Hương. Cạnh cây cầu là đồn biên phòng Hương Nguyên (còn gọi đồn 637), vừa được dời tạm sang khu vực gần đó vì nằm dưới một quả núi lớn có nguy cơ sạt lở. Từ cây cầu này, đi ngược theo sông A Moong lên phía biên giới Việt - Lào có rất nhiều thác lớn và những nhánh rẽ vào các con suối. Những chân thác và một số chỗ hợp lưu của hai con suối hình thành nhiều hồ nước sâu, là nơi tắm lặn rất lý tưởng. Rất nhiều đoàn khách nước ngoài khi đi ngang đây cứ nằng nặc xin ở lại để hưởng thụ một đêm trong rừng nhưng điều kiện hạ tầng và an ninh chưa cho phép...

3 - Xuôi dốc về lại xã A Roàng, chúng tôi vào trạm xá quân dân y kết hợp A Roàng, mua vé ngâm mình trong làn nước khoáng nóng cho cơ thể “giãn ra” sau chuyến trải nghiệm đường rừng gian nan.

Trạm xá nằm cạnh một khe suối đầu nguồn sông Bồ, nơi có dòng khoáng nóng phun mạnh lên từ lòng đất, là chỗ tắm của người dân tộc ít người trong khu vực từ xưa nay. Ngâm tắm khỏe khoắn lại vào khu nhà gươl truyền thống của người Tà Ôi để khám phá kỹ thuật - nghệ thuật dệt zèng bằng sợi len và những hạt cườm do các cô gái Tà Ôi tự tay làm. Những tấm zèng với những đường kỷ hà đặc trưng, nhiều màu sắc và kích cỡ có thể trở thành những món quà quý giá mang về đồng bằng...

Trên đường xuôi theo những con đèo về Huế để kết thúc hành trình, lòng cứ vui lâng lâng khi gặp các đoàn xe máy của du khách nước ngoài chạy ngược chiều với vẻ mặt hào hứng. Họ cũng bắt đầu chinh phục cung đường huyền thoại đầy thú vị này.

Đường Hồ Chí Minh đoạn từ A Đớt - A Tép dài hơn 42km, được mở mới hoàn toàn đầu những năm 2000. Trong chiến tranh, khi mở đường đến đoạn này gặp núi non quá hiểm trở, quân ta đã phải mượn đường rẽ lối sang Lào một đoạn dài rồi vòng về Tây nguyên. Khi đường Hồ Chí Minh được đầu tư thành tuyến quốc lộ xuyên Việt thứ hai, đoạn này mới được nghiên cứu mở thông, trở thành đoạn đường hiểm trở và kỳ vĩ bậc nhất con đường Hồ Chí Minh huyền thoại...

Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre, internet

Link to full article

Sau một chuyến đi...

Mình vừa về sau chuyến hành trình 6 ngày đêm. Một chuyến đi cũng chỉ với một số điều nghiên trước trên bản đồ, một đống thông tin biết trước ở những nơi nổi tiếng (ví dụ như đèo Hải Vân), một ít thông tin ít ỏi về chốn hoang vu (ví dụ như thác Đạ Rằng), thậm chí chả có tẹo dữ liệu ra hồn nào về một nơi dự định đến (ví dụ như ngóc ngách trên đèo Hải Vân)... cộng với lòng say mê và một chút... điên rồ.

< Trên bán đảo Sơn Trà, bên cạnh là ngõ xuống hải đăng.

Trời thương, bọn mình không bị hư xe, không xịt lốp (ngán nhất trên đường Hồ Chí Minh và lối lởm chởm lên Eo Gió), không bị áp lực "hết xăng" - Tính mạng... vẹn toàn ngoài một cục u nhỏ trên đầu gối (hê hê... ) dù rất nhiều cây số đường trường lái xe cheo leo bên vực thẳm, không rào bảo vệ bên các con dốc đứng phát nóng lạnh mà mình nghĩ rằng nó không thể nào dưới 15 độ.

< Mịt mù sương trên đỉnh Hải Vân.

Đi rồi mới biết thông tin trên bản đồ vệ tinh tương đối chính xác. Mình gọi là "tương đối" vì đường xá có thể thay đổi mà bản đồ chưa cập nhật - tuy nhiên: thay đổi nhưng vị trí nó vẫn ở chổ đó, ngoài ra có thể thêm đường mới. Vả lại: đường đi trong miệng, ta cứ hỏi là sẽ ngộ ra nơi đến thôi, không lo chi cho mệt.

< Ngộ đời ở chổ rời đỉnh Hải Vân mới chỉ 20m thì có nắng... đổ lửa!

Từ chuyến đi này, biết thêm được một ít thác nước có tên lẫn không tên, mình thêm được chút kinh nghiệm về chuyện chạy xe leo hay thả các dốc khủng... mà chắc chắn rằng sẽ tường thuật lại tỉ mỉ cho các bạn xem về cuộc hành trình "tính nước đi mà không tính nước về", đoạn đường về trên... xe dù 'có thương hiệu'... v.v - Có lẽ rằng chuyến phượt lang tang này sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn có ý thích đi khắp mọi miền đất nước.

Điền Gia Dũng.

Link to full article

Ăn thắng dền trên Đồng Văn

Ai lên Đồng Văn (Hà Giang) cũng muốn một lần thưởng thức thắng cố. Thắng cố chỉ ăn trong những phiên chợ. Còn thắng dền, giữa thị trấn hun hút gió mùa đông mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền, thật không có gì ấm áp và thú vị bằng.

Tối ở Đồng Văn, chúng tôi hay hẹn nhau: “lát đi ăn thắng dền nhé!”. Đây là một món ăn chơi của người Hà Giang nói chung và là món ăn “gọi bạn” quây quầy bên nhau nói riêng ở thị trấn Đồng Văn những đêm đông giá rét. Sau bữa tối với nhiều đặc sản Đồng Văn từ thịt gác bếp đến xúc xích lợn, thưởng thức một bát thắng dền ấm bụng quả là một lựa chọn thanh tao, hợp lý.

Thắng dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.

Ngồi chuyện phiếm bên bát thắng dền cùng bạn bè, hỏi chuyện vợ chồng chủ quán và cánh thanh niên đi chơi tối, để hiểu thêm cuộc sống đồng bào nơi địa đầu cực bắc. Bạn tôi còn mang nước cốt táo mèo, rượu vodka ra pha với tabasco cay xè để thưởng thức cùng món quà dân dã. Đêm như dài ra với bao câu chuyện về Phó Bảng, Sủng Là, Mã Pì Lèng, Săm Pun vời vợi...

Nhẩn nha, nhẩn nha, vài chục viên thắng dền đã hết từ bao giờ. Lại chìa bát chờ chủ quán nặn mẻ thắng dền khác. Giá chỉ 5.000 đồng/bát, nhưng ăn đến đâu luộc đến đó, không phải vội vàng. Ấy thế mà có tối đông khách, cũng làm hết vài cân bột gạo. Đám khách ngồi khuya không làm chủ quán nản lòng, hai vợ chồng lại tỉ mẩn nặn thêm hai bát thắng dền, luộc chín, chờ khách vừa ăn vừa rì rầm trò chuyện...

Gió hun hút trên con phố chính chạy qua lòng thị trấn... Ngày mai là ngày chợ phiên, chốn này ắt hẳn sẽ đông vui...

Du lịch, GO! - Theo TTO

Link to full article

Nếu bạn nghe được lời thì thầm của Quy Nhơn

“Người Quy Nhơn tin rằng trong lời sóng biển ru có nhắc đến tên của những đứa con đi xa. Tôi tin là trong bài hát ru của biển Quy Nhơn giờ đã có lời hát gọi tôi. Một phần trái tim tôi, một phần ánh mắt tôi đã là của Quy Nhơn”. Bạn tôi, chỉ sau một lần đến với Quy Nhơn đã tin rằng sóng biển Quy Nhơn đã gọi tên mình.

Hoàng hôn trên đầm Thị Nại
Tiếp cận với Quy Nhơn

Quy Nhơn cũng giống như khá nhiều thành phố nho nhỏ, dân cư thưa thớt khác ở miền Trung. Nhiều người khi mới đến Quy Nhơn tỏ ý không hiểu vì sao dọc đại lộ, ven các lối đi, dưới các rặng cây xanh ở khu vực trung tâm thành phố, dọc đại lộ Nguyễn Tất Thành lại có rất nhiều ghế đá. Đến khi trở lại khu vực này vào sáng sớm, khi chiều muộn họ à ra thích thú. Cùng với cái giống cũng có những nét khác, Quy Nhơn có nhiều công viên, cây xanh, nhiều khu đất vàng của thành phố được bố trí làm khu vui chơi cho trẻ em, là chỗ để người già thư giãn, tập thể dục và tán chuyện.

Bạn tôi, một kiến trúc sư, thích thú khi phát hiện ra rằng thành phố Quy Nhơn là nguyên cả một cái “rì dọt” khổng lồ cực nguyên sơ. Và anh rất ngán khi nghe thông tin có nhà đầu tư du lịch quan tâm tới Quy Nhơn. Những người chỉ đi ngang hoặc tạt qua Quy Nhơn sẽ nhanh chóng lãng quên thành phố này. Nếu bạn tìm những gì mà bạn vẫn tìm như khi mua một tour du lịch, bạn sẽ thất vọng với Quy Nhơn. Nhưng nếu bạn mua một tour du lịch có Quy Nhơn như một điểm đến, hình ảnh thành phố sẽ chỉ loáng thoáng trong bạn.


Quy Nhơn cần có một cách tiếp cận khác.


Biển trong Phố

Nếu phải kể với bạn về những điểm đến ở Quy Nhơn, ngay cả một kẻ hoạt ngôn cũng trở nên vụng về. Tháp Đôi … Bãi Trứng … Bãi Dài … Bãi Dại … đồi Thi Nhân … Quy Hòa – bệnh viện điều trị phong đẹp nhất thế giới … những bãi biển vẽ những đường cong đẹp như chân mày thiếu nữ ở ngoại ô thành phố … Một cuộc điểm danh, kể lể như thế khiến Quy Nhơn tẻ ngắt và vốn đã buồn giờ càng buồn thiu. Biển. Nhắc đến Quy Nhơn trước tiên phải nhắc đến Biển.


Bãi Trứng
Biển Quy Nhơn không êm ả, duyên dáng và nổi tiếng như Mũi Né – Bình Thuận, Nha Trang – Khánh Hòa, Ninh Chữ - Ninh Thuận. Biển ở Quy Nhơn hiếm khi phẳng lặng; không thoai thoải như nhiều nơi khác, chỉ cần cách mép sóng độ 5-7m là đã sâu quá ngực-biển dốc; chất lượng dịch vụ nói cho ngay thẳng là chưa tốt…

Nhưng chỉ một lần đến với biển Quy Nhơn bạn sẽ hiểu vì sao thành phố này được gọi là “thành phố biển”. Đơn giản chỉ ở Quy Nhơn mới có khái niệm Biển trong Phố!

Biển Quy Nhơn - Dải sáng trắng phía xa là đồi cát Phương Mai

Lượn một đường ngoằn nghèo qua Quy Nhơn, khi biển ôm lấy đất liền, dường như cảm xúc dâng tràn nên trên đường lượn không quá dài ấy có lúc là gềnh đá lô nhô, có lúc lại là bờ cát vàng, lại có lúc biển dội vào đất tại những vách núi gần như dựng đứng. Biến thiên ấy khiến người ta có thể vừa có thể hòa mình trong biển vừa có thể lặng ngắm từ xa, từ trên cao, chếch về một góc. Nhưng dù ở đâu thì biển vẫn rất gần.

Nếu bạn ngồi ở Café Khách sạn Quy Nhơn bạn có thể nghe tiếng sóng biển trong ly. Bạn ngắm biển từ nhà hàng Hoàng Hậu bên tách cà phê bạn sẽ có cảm giác đưa tay ra ngoài lan can là có thể vục tay vớt lấy một ít nước biển, những lượn sóng nhấp nhô như xa như gần, còn tiếng ì ầm của sóng biển dội từng chặp ngay sát chỗ bạn ngồi.

Biển trong phố - Ảnh chụp trước cafe khách sạn Quy Nhơn

Biển Quy Nhơn - đoạn trước khách sạn Quy Nhơn

Quy Nhơn nhìn từ một góc vắng ở Gành Ráng

Khác với nhiều vùng biển khác, ở Quy Nhơn bạn có thể thả mình vào biển, ngồi nghe biển hát, và trò chuyện cùng biển. Biển ở đây rất gần với phố, dọc bên bờ là chuỗi công viên, thảm cỏ, vườn hoa... Đủ phong phú để bạn chọn lựa một chỗ ngồi trò chuyện. Những trưa mùa hè, người ta hay nằm lăn trên những thảm cỏ dày dặn, mượt mà để nghe gió biển đuổi nhau tàn dương liễu, tán dừa, để thấy trên tay mình chợt ram ráp những tinh thể muối biển. Tiếng sóng như xa như gần nhưng chỉ cần nghểnh cổ lên một chút trong mắt bạn lại là những dàn gọng vó mảnh mai, tiếng chim líu ríu… Lại có một cách khác để bạn được biển bao bọc.


Khi thả chân trần chạy bên mép sóng ở bãi Quy Hòa bạn sẽ có một trải nghiệm rất lạ. Bạn đang đứng ở điểm gặp gỡ của biển – rừng và núi. Bạn sẽ muốn giang tay xoay tròn để bay lên trong chất ngất bởi giằng co với biển trước mặt, với núi bên này và rừng xanh bên kia. Một trải nghiệm không dễ tìm khi bạn vẫn đang rất gần với phố.


Nếu bạn về Quy Nhơn vào mùa hè, tôi sẽ đưa bạn ngắm hoàng hôn trên đầm Thị Nại. Đứng trên cầu vượt biển Thị Nại nhìn về thành phố trong tầm mắt bạn là những con sóng cồn cào, đây là nơi mà dòng sông vẫy tay tạm biệt mẹ đất để đi về với đại dương. Bán đảo Phương Mai chập chùng những đồi cát trắng trải dài ra như cánh tay vạm vỡ vươn về phía cửa biển như nâng niu, như tiễn biệt. Không gian bao la ở đây sẽ rực lên sắc màu huyền ảo dưới hoàng hôn. Lúc hoàng hôn và những đêm trăng sáng là thời khắc biển Quy Nhơn đẹp nhất. Đứng ở bên kia vịnh Quy Nhơn nhìn về thành phố, giữa chập chùng trong những sắc màu lấp lánh của bữa tiệc ánh sáng, sẽ rất tuyệt để bạn ngắm những cuộc chia ly của nước.

Thành phố lên đèn.


Ngắm mưa bay qua thành phố dưới chân mình

Ở hai cực của nỗi buồn và niềm vui, tôi thường ngắm biển từ nơi cao nhất thành phố Quy Nhơn, trên sườn núi Vũng Chua – như một cách lấy lại thăng bằng. Ở nơi đây, quả tình thoạt nhìn biển của tôi rất xa. Những lượn sóng ngoài xa bạc trắng kéo những vệt dài như vẫy gọi. Ngồi ở đó đôi khi lại có cảm giác muốn được là một cánh chim lao mình vào không gian bất tận để bay về phía biển. 

Quy Nhơn nhìn từ Bãi Trứng

Trên Vũng Chua, sự tĩnh lặng như hữu hình, như đọng lại giữa lòng bàn tay khi vươn ra. Nhưng bạn lại không có cảm giác cô độc bởi từ đây một lần nữa bạn sẽ thấy phố xá rất gần, biển rất gần, bởi dãy núi Phương Mai nhấp nhô phía xa như đang chuyển mình nhích về phía bạn. Biển được gián cách bởi Núi và Phố, nhưng sự chuyển động khiến không gian trở nên hài hòa. Trừ tạo hóa ra, khó có ai có thể tạo ra bố cục kỳ diệu này. Bạn có thể tìm thấy ở đâu khác nữa không ngoài Quy Nhơn?


Quy Nhơn nhìn từ lưng chừng sườn Vũng Chua

Đường lên núi Vũng Chua. Eo biển xa xa là Quy Hòa.

Đã bao giờ bạn ngồi trên một cơn mưa chưa? Nếu may mắn, khi lên Vũng Chua bạn sẽ được ngắm mưa bay qua thành phố dưới chân mình. Có một lần, khi ngồi trên một tảng đá mồ côi ngắm thành phố, bỗng nhiên trời mù dần và Quy Nhơn trở thành một bức tranh thủy mặc. Gió từ biển thốc ngược lên mang theo hơi lạnh và những giọt mưa li ti thật mịn. Gọi điện thoại xuống bạn bè dưới phố - Mưa. Hay thật. Bạn có thể bay trên một cơn mưa, có thể ở một nơi cao hơn cơn mưa. Nhưng ngắm một cơn mưa bay ngang dưới chỗ mình ngồi, mở rộng ngũ quan để cảm nhận nó trong không gian dễ chịu như thế là một trải nghiệm không dễ có.


….

Quy Nhơn như một người bạn đáng mến nhưng rụt rè, ít nói. Nếu bạn đến Quy Nhơn, làm ơn ở lại chừng 24 giờ. Chỉ một ngày đêm thôi, nhiều khả năng bạn sẽ muốn trò chuyện nhiều hơn với Quy Nhơn.

Hãy trò chuyện với thành phố, khi nghe được lời thì thầm của Quy Nhơn, tự bạn sẽ biết rằng mình sẽ trở lại để được tâm sự nhiều hơn bởi cảm giác tìm lại được chính mình khi trải lòng ra.

Biển trong phố - Ảnh chụp ở vòng cung sân bay

Quy Nhơn - Rau muốn biển, bãi cát và biển xanh

Xin cảm ơn những cây bàng ven biển,
cho rất nhiều đôi lứa đứng hun nhau
Bài và ảnh: Trần Bá Phùng

Link to full article